Quốc tế

Uy lực hai mẫu tàu sân bay hạt nhân mạnh nhất thế giới

Các tàu sân bay lớp Nimitz Mỹ và tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp là những tàu sân bay hiếm hoi trên thế giới chạy bằng năng lượng hạt nhân và đều đóng vai trò quan trọng trong sức mạnh hải quân của hai nước.

60 tiêm kích đa năng Su-35S vào biên chế không quân Nga / Chuyên gia: Trừng phạt S-400, Mỹ đẩy Ấn Độ vào vòng tay Nga

Tàu sân bay USS Eisenhower của Mỹ (trái) và tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp cùng đi qua Địa Trung Hải (Ảnh: US Navy)
Tàu sân bay USS Eisenhower của Mỹ (trái) và tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp cùng đi qua Địa Trung Hải (Ảnh: US Navy)

Theo Business Insider, tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân hiệu quả hơn tàu sân bay chạy bằng nhiên liệu thông thường vì hai lý do. Thứ nhất, tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ cung cấp nhiều năng lượng hơn cho hệ thống phóng máy bay và cảm biến trên tàu. Thứ hai, đối với tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, khu vực tập kết nhiên liệu hóa thạch không còn cần thiết, do vậy sẽ có thêm không gian để chứa các loại tên lửa và bom.

Hai tàu sân bay USS Eisenhower và Charles de Gaulle (Ảnh: US Navy)
Hai tàu sân bay USS Eisenhower và Charles de Gaulle (Ảnh: US Navy)

Hiện Mỹ và Pháp là 2 quốc gia trên thế giới sở hữu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân. Trong khi Pháp chỉ có một tàu sân bay hạt nhân là Charles de Gaulle, Mỹ có hạm đội gồm 11 tàu sân bay hạt nhân thuộc hai lớp khác nhau là Nimitz và Gerald R. Ford.

Tàu sân bay hạt nhân lớp Ford của Mỹ chỉ có một tàu được biên chế là USS Gerald R. Rord, song tàu này chưa bao giờ được nhìn thấy triển khai tác chiến. Trong khi đó, tàu sân bay USS Nimitz được biên chế từ năm 1975 và tham gia tác chiến nhiều lần. Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp được biên chế từ năm 2001 và cũng từng nhiều lần tham gia tác chiến trong hơn 10 năm qua.

Lò phản ứng hạt nhân

Tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ tham gia tập trận ở ngoài khơi Hawaii (Ảnh: Reuters)
Tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ tham gia tập trận ở ngoài khơi Hawaii (Ảnh: Reuters)

Điểm khác biệt lớn đầu tiên giữa tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp và tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ là các lò phản ứng hạt nhân.

 

Tàu sân bay lớp Nimitz được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân A4W, mỗi lò có công suất 550 Megawatt. Trong khi đó, tàu Charles de Gaulle chỉ có 2 lò phản ứng hạt nhân K15, mỗi lò có công suất 150 Megawatt.

Các tàu sân bay lớp Nimitz không chỉ chạy nhanh hơn mà thời gian tiếp nhiên liệu cũng lâu hơn so với tàu Charles de Gaulle. Tàu lớp Nimitz cần tiếp nhiên liệu 50 năm một lần, trong khi tàu Charles de Gaulle cần 7 năm một lần.

Kích cỡ

Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp đi qua vùng Vịnh. (Ảnh: Reuters)
Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp đi qua vùng Vịnh. (Ảnh: Reuters)

Tàu sân bay lớp Nimitz dài khoảng 332m, trong khi tàu Charles de Gaulle dài khoảng 261m. Điều này đồng nghĩa với việc các tàu của Mỹ sẽ có thêm không gian để chứa và phóng máy bay.

Tàu sân bay lớp Nimitz có lượng giãn nước khoảng 97.000 tấn, còn tàu Charles de Gaulle khoảng 42.000 tấn.

 

Kích cỡ lớn hơn cho phép tàu sân bay lớp Nimitz có thể mang được hơn 75 máy bay, trong đó có F/A-18 Super Hornet và EA-18G Growler. Trong khi đó, tàu sân bay Charles de Gaulle chỉ mang được tối đa 40 máy bay, gồm Dassault Rafale, Dauphin.

Công nghệ và vũ khí

Tên lửa Sea Sparrow được phóng từ tàu sân bay lớp Nimitz USS Abraham Lincoln của Mỹ trong tập trận (Ảnh: US Navy)
Tên lửa Sea Sparrow được phóng từ tàu sân bay lớp Nimitz USS Abraham Lincoln của Mỹ trong tập trận (Ảnh: US Navy)

Cả tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp và các tàu bay lớp Nimitz của Mỹ đều sử dụng hệ thống máy phóng và cáp hãm đà (CATOBAR) hiện đại trong quá trình cất cánh và thu hồi máy bay. Đây cũng là hệ thống hiện đại nhất thế giới hiện nay.

Về vũ khí, các tàu sân bay lớp Nimitz thường được trang bị khoảng 3 hệ thống phóng gồm 8 ống phóng tên lửa đất đối không Sea Sparrow. Ngoài ra, tàu sân bay Mỹ cũng có thể mang theo các tên lửa phòng không RAM, 3-4 hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần Phalanx. Những vũ khí này thường được triển khai để đánh chặn các tên lửa hoặc máy bay đang tới gần.

2 hệ thống phóng tên lửa tầm xa Sylver trên tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp (Ảnh: Wikipedia)
2 hệ thống phóng tên lửa tầm xa Sylver trên tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp (Ảnh: Wikipedia)

Tàu sân bay Charles de Gaulle được trang bị 4 hệ thống phóng gồm 8 ống phóng Sylver có khả năng khai hỏa các tên lửa đất đối không Aster 15, 2 hệ thống phóng gồm 6 ống phóng Sadral có khả năng phóng các tên lửa tầm ngắn Mistral. Ngoài ra, tàu sân bay Pháp cũng có 8 pháo Giat 20F2 cỡ nòng 20mm.

 

Tàu sân bay lớp Nimitz từng được Mỹ triển khai trong các cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan, trong khi tàu Charles de Gaulle gần đây tham gia vào chiến dịch không kích của Pháp trong cuộc chiến chống khủng bố tại Iraq và Syria.

Theo dantri.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm