Vì sao Anh khiến Mỹ 'giận sôi' khi muốn đổi từ F-35B sang F-35A?
Truyền thông quốc tế mới đây đã đăng tải hình ảnh các tiêm kích tàng hình có khả năng cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng F-35B của Hải quân Hoàng gia Anh lần đầu thử nghiệm hoạt động trên tàu sân bay Queen Elizabeth.
Mặc dù đây không phải lần đầu tiên F-35B triển khai trên hàng không mẫu hạm của Anh, nhưng trước đó máy bay đều là của Mỹ, chính vì vậy sự kiện này được xem như một cột mốc rất đáng ghi nhớ.
Hải quân Hoàng gia Anh từng dự định sẽ đặt mua tới 138 chiếc F-35B để trang bị cho hai tàu sân bay là chiếc Queen Elizabeth và Prince of Wales, tạo ra sức mạnh cực kỳ to lớn.
Tuy nhiên mới đây Bộ Quốc phòng Anh lại bất ngờ công bố ý định chuyển đổi một số F-35B sang phiên bản cất hạ cánh thông thường F-35A để trang bị cho không quân Hoàng gia, điều này đã làm cho Mỹ cảm thấy rất tức giận.
Nguyên nhân được giải thích ở đây không phải do giá thành mỗi chiếc F-35B lên tới 90 triệu Bảng trong khi phiên bản F-35A chỉ là 70 triệu Bảng, khiến cho nhà sản xuất chịu thất thu mà liên quan đến tình hình phối hợp tác chiến.
Được biết sau khi Hải quân Anh loại biên tàu sân bay cuối cùng vào năm 2010, Hải quân Mỹ đã rất tích cực giúp họ trong việc thực hiện nhiệm vụ trên biển cũng như đảm bảo các lợi ích của Anh tại các vùng lãnh thổ xa xôi.
Đổi lại, London đã hứa với Washington rằng khi hai hàng không mẫu hạm của họ đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu đầy đủ thì sẽ hỗ trợ lại Hải quân Mỹ trong các hoạt động quân sự tương lai.
Nhưng bằng động thái mới nhất, Hải quân Anh đã tự giảm sức mạnh tàu sân bay của mình khiến một đại diện của Mỹ phải bực tức thốt lên:"Nếu người Anh thamgia trận chiến, nhưng không có tàu sân bay nào đủ khả năng chiến đấu, điều nàysẽ phá hủy sức mạnh của chúng tôi".
Hiện tại phía Bộ Quốc phòng Anh vẫn chưa có phản ứng chính thức trước sự phàn nàn của đồng minh số một.
End of content
Không có tin nào tiếp theo