Vì sao kinh tế Đức trì trệ
Vũ khí khắc chế Lancet ra chiến trường / Vận tải cơ Il-112V sẽ 'tái sinh' với động cơ PD-8?
Ở châu Âu, những con số vừa được công bố cho thấy kinh tế Đức đã trải qua một quý II đi ngang và các nhà chuyên môn tiếp tục lo ngại về tương lai khó khăn.
Cơ quan Thống kê Liên bang Đức cho biết GDP của quốc gia lớn nhất châu Âu không có sự thay đổi trong quý II, và thậm chí giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu tiêu cực tiếp theo sau những con số suy giảm liên tiếp trong quý cuối năm trước và đầu năm nay.
Mặc dù đã giảm đáng kể so với đỉnh điểm trên 10% vào tháng 10/2022, lạm phát tại Đức hiện vẫn duy trì mức cao là 6,2% trong tháng 7. Con số này tiếp tục tác động bất lợi đến nền kinh tế, làm giảm khả năng tiêu dùng của các hộ gia đình và gây áp lực lên doanh nghiệp.
Ông Jens-Oliver Niklasch, một nhà kinh tế của ngân hàng Landesbank Baden-Wuerttemberg, cho rằng có những dấu hiệu tổng thể cho thấy hoạt động kinh tế có thể tiếp tục giảm sút. Không loại trừ khả năng rằng, GDP sẽ ghi nhận kết quả tiêu cực trong suốt cả năm 2023.
Theo các nhà phân tích, các chỉ số tâm lý được công bố gần đây cũng không hứa hẹn một tương lai kinh tế tích cực. Sự giảm sút trong sức mua, lượng đơn đặt hàng công nghiệp giảm, cùng với tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt mạnh nhất trong nhiều thập kỷ và dự báo suy giảm kinh tế Mỹ, tất cả đều cho thấy tình hình kinh tế đang trải qua giai đoạn khó khăn.
Bên cạnh những yếu tố theo chu kỳ, xung đột giữa Nga và Ukraine, sự thay đổi dân số và quá trình chuyển đổi năng lượng hiện tại đều là những yếu tố tiếp tục đặt áp lực lên nền kinh tế Đức trong thời gian tới, dù việc phục hồi chậm chạp của nền kinh tế Trung Quốc có thể mang lại những điều tích cực bất ngờ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo