Quốc tế

Vì sao trực thăng Ka-52 ít bị hệ thống tên lửa vác vai MANPADS bắn hạ?

Trực thăng Kamov Ka-52 Alligator (định danh NATO: Hokum-B) là trực thăng tấn công đa nhiệm của Nga hoạt động hiệu quả trong mọi điều kiện thời tiết cả ban ngày và ban đêm. Xung đột tại Ukraine cho thấy hiệu quả thực chiến của Ka-52 khi trực thăng tấn công này ít khi bị bắn hạ bởi các hệ thống tên lửa vác vai.

Máy bay chiến đấu Nga chặn máy bay của Không quân Anh trên bầu trời Biển Đen / Ukraine phản công, Nga dùng chiến thuật "bức tường thép" ứng phó

Trực thăng Kamov Ka-52 Alligator bắt đầu được phát triển từ năm 1994; phiên bản Ka-52 đầu tiên được ra mắt năm 1997 và được đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 2008. Tuy nhiên, do hạn chế về ngân sách, trực thăng này chỉ được sản xuất với quy mô nhỏ. Vì vậy, đến năm 2012, mới chỉ có 30 chiếc trực thăng được chuyển giao cho lực lượng vũ trang Nga. Tới năm 2017, quân đội Nga có 90 chiếc trực thăng loại này và năm 2020, con số này lên tới 127 chiếc. Ka-52 đã được xuất khẩu sang Ai Cập và Algeria cũng được cho là đã đặt hàng 12 chiếc.

Trang bị hiện đại, linh hoạt trên chiến trường

Được trang bị động cơ tua bin trục TV3-117VMA nâng cấp, Kamov Ka-52 Alligator là một trong những trực thăng có khả năng cơ động linh hoạt nhất thế giới hiện nay, sử dụng lực nâng từ hệ thống 2 cánh quạt đồng trục quay ngược chiều.

Ka-52 cùng lúc gây nhiễu và tránh được sự tấn công từ 18 hệ thống tên lửa vác vai MANPADS ở Ukraine. Ảnh: TASS

Ka-52 được trang bị một lớp giáp chịu được đạn 23mm và vẫn có thể bay thoát khỏi khu vực nguy hiểm khi một động cơ bị vô hiệu hóa. Một số trực thăng Ka-52 dù đã bị bắn rơi ở Ukraine nhưng nó đã chứng minh được bản thân là cỗ máy có khả năng sống sót cao khi một số đã bị trúng tên lửa nhưng vẫn hạ cánh an toàn nhờ vào hệ thống cánh quạt đồng trục. Nếu các loại máy bay trực thăng khác thường mất cân bằng và rơi khi bị hỏng cánh quạt đuôi thì Ka-52 lại không có cánh quạt đuôi do sử dụng cánh quạt đồng trục. Khi xem xét dữ liệu đượcUkrainecông bố và hình ảnh trực thăng Ka-52 bị bắn rơi, Military-Today nhận định nhiều phi công Nga có thể đã sống sót ngay cả khi trực thăng Ka-52 đã bị bắn bị thương.

Ka-52 sử dụng một hệ thống quản lý tác chiến trên chiến trường có thể trao đổi dữ liệu với các trực thăng Ka-52 hoặc máy bay trực thăng khác trong khu vực tác chiến, thực hiện các tác vụ như một sở chỉ huy trên không đối với một nhóm máy bay trực thăng thông qua khả năng phát hiện mục tiêu và điều phối hoạt động tấn công của từng trực thăng trong nhóm.

Về vũ khí, Ka-52 được trang bị một pháo 30mm gắn bên hông, 6 điểm gắn bên ngoài cho phép kết hợp các loại vũ khí khác nhau như tên lửa chống tăng Vikhr, Vikhr-M, tên lửa không đối không Igla-V, ống phóng rocket và bom. Khi thực hiện nhiệm vụ chống tăng và xe thiết giáp, Ka-52 có thể mang theo 12 tên lửa Vikhr có tầm bắn lên tới 10km và xuyên thủng được lớp giáp dày, có khả năng đánh bại cả những xe tăng chiến đấu chủ lực được bảo vệ tốt nhất. Kamov Ka-52 Alligator có giá khoảng 16 triệu USD và hiện đang được quân đội Nga sử dụng nhiều trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Át chủ bài Vitebsk-25

Máy bay trực thăng tấn công là một trong những mối đe dọa chính đối với các loại xe tăng và xe bọc thép chở quân nhưng nó cũng lại là khí tài đầu tiên sẽ bị bắn hạ bằng các loại tên lửa.

 

Vitebsk-25 - hệ thống phòng thủ gây nhiễu giúp trực thăng Ka-52 tránh sự tấn công của các hệ thống tên lửa vác vai một cách hiệu quả ở Ukraine. Ảnh: dzen.ru

Nhiều chuyên gia đã đặt ra câu hỏi “Tại sao hệ thống tên lửa vác vai (MANPADS) dường như không hề hoạt động khi phía Ngavẫn vận hành hàng loạt trực thăng Kamov Ka-52 Alligators mà gặp rất ít khó khăn?”.

Một số nguồn tin không chính thức xác nhận với hãng tin Nga RIA cho biết một trong những trực thăng Ka-52 của lực lượng Nga cách đây 3 hôm đã cùng lúc bị tấn công bởi 18 hệ thống tên lửa phòng không vác vai… và quay về căn cứ mà không hề hấn gì. Đây quả thật là một kỷ lục hết sức vi diệu. Nhưng điều này xảy ra không hề nhờ bất cứ một phép màu nào cả. Trên thực tế, các kỹ sư Nga đã thiết kế và đưa vào trang bị cho Ka-52 một khí tài đặc biệt có tên là “phòng không Vitebsk-25”, phát triển bởi Công ty Công nghệ vô tuyến điện tử Moscow (Moscow Concern Radio-Electronic Technologies).

Khi lần đầu tiên được giới thiệu tại Triển lãm quốc phòng và an ninh quốc tế Eurosatory-2010 tại Paris vào năm 2010, nhiều chuyên gia đã không tin vào khả năng đánh lạc hướng một số lượng lớn tên lửa phòng không của hệ thống Vitebsk-25. Năm năm sau, tạp chí Hàng không quốc tế AIR International công bố một báo cáo từ Bộ Quốc phòng Ai Cập về các cuộc thử nghiệm trước khi mua trực thăng Ka-52 của Nga. Một trong những thử nghiệm cho thấy một chiếc Ka-52 được trang bị hệ thống Vitebsk-25 trở thành mục tiêu ngắm bắn của khoảng 20 tên lửa vác vai Igla MANPADS nhưng không quả nào bắn trúng mục tiêu. Ngay khi đó, báo giới cũng tỏ ra hoài nghi đối với những dữ liệu của bài báo và đặt nghi vấn về việc thổi phòng năng lực từ phía Nga.

Phương thức hoạt động

Mặc dù không có thông số kỹ thuật chi tiết, nhưng một số báo cáo cơ quan truyền thôngphương Tâytiếp cận được cho biết Vitebsk-25 sử dụng laser để đối phó với tên lửa đất đối không (có tên lửa vác vai) và không đối không dẫn đường bằng hồng ngoại tăng cường. Theo đó, Vitebsk-25 có thể phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa ở góc phương vị 120ovà ở góc cao 60o. Cùng với việc ngăn chặn hệ thống dẫn đường bằng hồng ngoại, Vitebsk-25 có khả năng phát hiện và gây nhiễu các loại radar hoạt động trong phạm vi băng tần 4GHz đến 18GHz kết hợp việc tạo ra tín hiệu giả làm mồi nhử để gây nhầm lẫn cho hệ thống radar đối phương. Nhờ đó, Vitebsk-25 phát hiện, theo dõi và đưa ra các biện pháp đối phó nhanh chóng để loại bỏ các tên lửa đang hướng tới hệ thống.

 

Vitebsk-25 sử dụng kết hợp các cảm biến và máy thu khác nhau. Ảnh: dzen.ru

Để có thể hoạt động hiệu quả, Vitebsk-25 sử dụng kết hợp các cảm biến và máy thu khác nhau, gồm máy thu tín hiệu cảnh báo radar, máy thu tín hiệu cảnh báo laser và cảm biến cảnh báo tiếp cận tên lửa, để phát hiện và định vị các mối đe dọa tiềm tàng, phát đi cảnh báo tới phi công và triển khai các biện pháp đối phó. Phi công có thể thực hiện các biện pháp phòng thủ thụ động như phóng mồi bẫy kim loại và bẫy nhiệt, nhưng hệ thống Vitebsk-25 thì trên thực tế đã kích hoạt biện pháp phòng thủ tích cực khi trực tiếp can thiệp vào các hệ thống dẫn đường tầm nhiệt của tên lửa phòng không thông qua bức xạ hồng ngoại và gây nhiễu mạnh lên các đầu đạn dẫn đường radar. Dưới những tác động gây nhiễu và tạo mồi bẫy điện tử của Vitebsk-25, các tên lửa phòng không sẽ “ngoan ngoãn” tìm đến các mục tiêu giả do nó chỉ thị.

Hệ thống Vitebsk-25 cũng có tính mô-đun cao, có thể dễ dàng tích hợp vào nhiều loại và cấu hình trực thăng, giúp Vitabsk-25 trở thành một giải pháp đa năng và linh hoạt cho các lực lượng quân sự vận hành nhiều loại máy bay khác nhau.

Một trong những ưu điểm vượt trội của hệ thống Vitebsk-25 là khả năng hoạt động ở chế độ hoàn toàn tự động, cho phép trực thăng phản ứng nhanh chóng với các mối đe dọa trên chiến trường mà không cần thông tin đầu vào từ phi công. Tính năng tự động và độc lập này giúp hệ thống vũ khí, khí tài hoạt động hiệu quả cao trong các tình huống tác chiến trên thực địa khi các quyết định mang tính “sinh tử” cần phải được đưa ra chỉ trong một vài giây.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm