Quốc tế

Việt Nam chế tạo tên lửa phòng không hiện đại dựa trên nguyên mẫu TV-02?

Thông tin cũng như hình ảnh của tên lửa thử nghiệm TV-02 vừa được xuất hiện lần đầu tiên trên Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

Tên lửa đẩy TV-02 mới đây đã xuất hiện trong phóng sự "Bước phát triển mơítrong ngành Hàng không - Vũ trụ" do Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Namthực hiện, được biết đây là sản phẩm hợp tác giữa Khoa Hàng không - Vũ trụ của Học viện Kỹ thuật Quân sự và Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam.

Mục đích thiết kế tên lửa TV-02 là nhằm đánh giá khả năng phóng vệ tinh cỡ nhỏ lên quỹ đạo bằng tên lửa do Việt Nam tự nghiên cứu chế tạo. Trước đó vào năm 2018, phiên bản TV-01 đã được phóng thành công, tạo tiền đề để TV-02 ra đời.

Các phương án thiết kế của tên lửa thử nghiệm TV-02. Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

Theo thông tin sơ bộ từ hình ảnh, tên lửa thử nghiệm TV-02 được thiếtkế với 3 phương án gồm: sơ đồ con vịt kiểu 1, sơ đồ con vị kiểu 2 và sơ đồ truyềnthống, trong đó đều sử dụng kết cấu 2 tầng động cơ đẩy.

Thông số kỹ thuật của tên lửa TV-02 bao gồm tổng khối lượng 92 kg;khối lượng khoang chứa 12 kg; tổng chiều dài 4 m; đường kính thân tầng 1/ tầng 2là 235/ 120 mm; trọng lượng phóng tầng 1/ tầng 2 là 29/ 14,7 kg; thời gian cháy tầng1/ tầng 2 là 2,8/ 4,6 giây; lực đẩy tầng 1/ tầng 2 là 19.300/ 5.950 N.

Sơ đồ cấu tạo tên lửa đánh chặn 57E6 của tổ hợp phòng không Pantsir-S1. Ảnh: TASS.

Có thể thấy rất rõ kết cấu của tên lửa TV-02 do Việt Nam thiết kế mang nhiều nét tương đồng với các loại đạn tên lửa phòng không tầm ngắn tối tân đang được Nga, Belaurus chế tạo ví dụ như đạn 57E6 của tổ hợp Pantsir-S1, 9M311 Sosna-R của Tunguska và Palma hay T-38 Stilet do Belarus sản xuất.

Với tải trọng khoang chứa mang được là 12 kg, hoàn toàn có thể lắp đặt cho tên lửa TV-02 thiết bị dẫn đường cũng như một đầu đạn nổ phân mảnh để nó làm nhiệm vụ đánh chặn, hoặc thay vào đó là đầu đạn nổ lõm cho nhiệm vụ chống tăng tương tự như Hermes của Nga.

Ngoài ra công nghệ tên lửa phóng vệ tinh là loại lưỡng dụng, có thể lập tức biến thành tên lửa đạn đạo chiến lược nếu thay thế hộp vệ tinh bằng đầu đạn, rõ ràng đây là một chương trình nghiên cứu đầy triển vọng của Việt Nam.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo