Quốc tế

Việt Nam lọt Top 25 nước quân sự mạnh nhất thế giới 2019

Bảng xếp hạng sức mạnh quân sự năm 2019 vừa được Global Fire Power công bố lại với cách thức tính mới và nhiều nguồn tin bổ sung khiến vị thế của nhiều quốc gia bị xáo trộn. Việt Nam cũng bất ngờ xuất hiện trong bảng xếp hạng này.

Bảng xếp hạng sức mạnh quân sự mới được Global Fire Power cập nhật lại có thêm nhiều nguồn tin và cách tính "Chỉ số sức mạnh" của từng quốc gia cũng được thay đổi dẫn đến thứ hạng của nhóm top sáu trong danh sách này bị đảo lộn đầy bất ngờ. Nguồn ảnh: BI.

Quốc gia có sức mạnh quân sự đứng thứ 25 thế giới được cho là Saudi Arabia - quốc gia có 33 triệu dân cùng 230.000 lính này có ngân sách quốc phòng hàng năm lên tới 70 tỷ USD - là quốc gia có ngân sách quốc phòng lớn thứ tư thế giới sau ba ông lớn Nga, Trung Quốc và Mỹ. Nguồn ảnh: BI.

Chỉ chi 9,36 tỷ USD ngân sách quốc phòng mỗi năm nhưng đứng trên Saudi Arabia một bậc là Ba Lan, quốc gia 38 triệu dân này ước tính có khoảng 105.000 quân. Nguồn ảnh: BI.

Việt Nam bất ngờ đứng ở vị trí thứ 23 thế giới và xếp thứ hai Đông Nam Á với quân số được ước tính khoảng 5,4 triệu quân (bao gồm cả quân dự bị) cùng ngân sách quốc phòng 3,3 tỷ USD. Tuy nhiên nếu xét riêng từng lực lượng, sức mạnh của lực lượng chiến đấu cơ trong biên chế của Việt Nam đứng 21 thế giới. Nguồn ảnh: BI.

Có sức mạnh quân sự trên Việt Nam một bậc là Đài Loan. Đảo quốc 23 triệu dân này có khoảng 1,89 lính (bao gồm cả dự bị) và ngân sách quốc phòng lên tới 10,7 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.

Tiếp đến là Canada, quốc gia thuộc NATO với dân số 35 triệu người này chỉ có 94.000 lính với ngân sách quốc phòng 21,2 tỷ USD mỗi năm. Nguồn ảnh: BI.

Tây Ban Nha đứng ở vị trí thứ 20, quốc gia 49 triệu dân này có quân số 139.500 người, ngân sách quốc phòng 11,6 tỷ USD và sở hữu một tàu sân bay. Nguồn ảnh: BI.

Australia đứng ở vị trí 19 với... hai tàu sân bay trong biên chế Hải quân và tổng quân số khoảng 79.700 người. Ngân sách quốc phòng của quốc gia Chuột Túi này vào khoảng 26,3 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.

Ở vị trí thứ 18 là Triều Tiên với dân số 25 triệu người nhưng ước tính có tới 7,6 triệu quân nhân (bao gồm cả lính dự bị) cùng với ngân sách quốc phòng 7,5 tỷ USD mỗi năm. Nguồn ảnh: BI.

Trên Triều Tiên một bậc là Israel, quốc gia nhỏ bé ở Trung Đông này có dân số 8,4 triệu người với quân số khoảng 615.000 (bao gồm cả dự bị) và ngân sách quốc phòng gần 20 tỷ USD. Nếu tính riêng từng lực lượng, sức mạnh của lực lượng tăng thiết giáp Israel đứng thứ 8 thế giới. Nguồn ảnh: BI.

Quốc gia có sức mạnh quân sự đứng đầu Đông Nam Á và đứng thứ 16 thế giới là Indonesia. Với dân số 262 triệu người, Indonesia có khoảng 800.000 quân và ngân sách quốc phòng khoảng 6,9 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.

Pakistan đứng ở vị trí tiếp theo, quốc gia 207 triệu dân này có sức mạnh không quân đứng thứ 7 thế giới, tổng quân số bao gồm cả lính dự bị vào khoảng 1,2 triệu và ngân sách quốc phòng 7 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.

Iran đứng ở vị trí thứ 14, quốc gia Hồi giáo bị cấm vận mọi bề này có khoảng 873.000 quân cùng ngân sách quốc phòng 6,3 tỷ USD mỗi năm. Nguồn ảnh: BI.

Đứng ở vị trí tiếp theo là Brazil - quốc gia có quân đội thường tham gia nhiệm vụ... chống ma túy này có khoảng 1,6 triệu lính (bao gồm cả dự bị) và ngân sách quốc phòng mỗi năm vào khoảng 29 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.

Ở vị trí thứ 12 là Ai Cập - quốc gia chỉ có ngân sách quốc phòng vỏn vẹn 4,4 tỷ USD nhưng lại có tới gần 1 triệu quân (bao gồm cả lính dự bị) với hai tàu sân bay trong biên chế Hải quân và lực lượng không quân có sức mạnh thứ 9 thế giới. Nguồn ảnh: BI.

Italia đứng ở vị trí thứ 11, quốc gia này có dân số tổng cộng hơn 62 triệu người, quân số 357.000 bao gồm cả dự bị và có tới... 5 tàu sân bay cùng ngân sách quốc phòng 29,2 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.

Đức đứng ở vị trí thứ 10 với 208.000 quân (bao gồm cả dự bị) trên tổng số 80 triệu dân kèm theo đó là ngân sách quốc phòng 49 tỷ USD mỗi năm và... đang bị cắt giảm dần. Nguồn ảnh: BI.

Rất bất ngờ là Thổ Nhĩ Kỳ đứng trên Đức một bậc với ngân sách quốc phòng hàng năm chỉ 8,6 tỷ USD và 735.000 quân. Thậm chí lực lượng tăng thiết giáp của Thổ Nhĩ Kỳ còn được cho là đứng thứ 7 thế giới. Nguồn ảnh: BI.

Anh đứng ở vị trí thứ 8 với 233.000 quân cùng với ngân sách quốc phòng 47,5 tỷ USD. Quốc gia này hiện đang được coi là sở hữu một tàu sân bay. Nguồn ảnh: BI.

Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ 7 với quân số gần 6 triệu lính (bao gồm cả lính dự bị) - chiếm hơn 12% tổng dân số của quốc gia này. Ngoài ra Hàn Quốc cũng được coi là có một tàu sân bay trong biên chế và có ngân sách quốc phòng 38 tỷ USD mỗi năm. Nguồn ảnh: BI.

Nhật Bản đứng trên Hàn Quốc một bậc với quân số 303.000 người nhưng không được coi là lính mà chỉ được coi là... công chức nhà nước cùng lực lượng chiến đấu cơ đứng thứ 8 thế giới và bốn tàu sân bay trong biên chế. Nguồn ảnh: BI.

Pháp "chốt sổ" top 5 quốc gia có sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới với 388.000 quân (bao gồm cả lính dự bị và lính Lê Dương) cùng bốn tàu sân bay và ngân sách quốc phòng 40,5 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.

Ấn Độ - quốc gia với dân số 1,3 tỷ người có sức mạnh quân sự đứng thứ tư thế giới với quân số 3,4 triệu lính bao gồm cả dự bị và một tàu sân bay trong biên chế với ngân sách quốc phòng 55,2 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.

Trung Quốc đứng ở vị trí thứ ba với một tàu sân bay trong biên chế nhưng lại có lực lượng chiến đấu cơ và xe tăng chiến đấu xếp hạng hai thế giới. Quốc gia có nền kinh tế "mới nổi" này có ngân sách quốc phòng 224 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.

Xét tổng thể, Nga có sức mạnh quân sự đứng thứ hai thế giới nhưng sức mạnh của lực lượng không quân chỉ đứng thứ ba, sức mạnh của lực lượng tăng thiết giáp đứng thứ nhất và ngân sách quốc phòng chỉ 44 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.

Mỹ vẫn là quốc gia có sức mạnh quân sự đứng đầu thế giới với sức mạnh tăng thiết giáp đứng thứ ba và sức mạnh không quân đứng đầu. Quốc gia này có ngân sách quốc phòng 716 tỷ USD, bằng tất cả các quốc gia còn lại trong bảng xếp hạng này cộng lại. Nguồn ảnh: BI.

Theo Tuấn Anh/Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo