Quốc tế

Việt Nam nâng cấp ZSU-23-4 theo cấu hình ZSU-23-4MP Biala của Ba Lan?

Hiện nay nhu cầu nâng cấp các tổ hợp pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka của Quân đội nhân dân Việt Nam đang tỏ ra ngày càng cấp thiết.

Hiện nay trong biên chế Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn còn một số lượng lớn pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka do Liên Xô viện trợ từ thời Kháng chiến chống Mỹ, tính đến nay đã qua hàng chục năm sử dụng và không còn đáp ứng đầy đủ yêu cầu của chiến tranh hiện đại.

Khi mà ngân sách quốc phòng chưa đáp ứng đượcngay nhu cầu mua sắm các loại khí tài tối tân thì nâng cấp những hệ thống pháophòng không tự hành cũ này lên các chuẩn mới nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu tácchiến tỏ ra là phương án hợp lý hơn nhiều.

Trong quá khứ, Việt Nam cũng đã tiến hành một số nâng cấp nhẹ cho ZSU-23-4 Shilka nhưng về cơ bản vẫn không làm gia tăng đáng kể năng lực tác chiến của vũ khí này, cho nên thời gian tới chúng cần được cải tiến sâu hơn nữa.

Trên thế giới đã có một số quốc gia giới thiêụnhững gói tân trang dành cho Shilka như ZSU-23-4M4 của Belarus hay Donets doUkraine thực hiện... tuy nhiên nổi tiếng hơn cả, đồng thời cũng nhận được nhiêùsự tin cậy nhất lại là ZSU-23-4MP Biala của Ba Lan.

Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4MP Biala của Ba Lan. Ảnh: Wikipedia.

Về cơ bản, thay đổi đáng kể nhất giưãZSU-23-4MPBiala và Shilka nguyên bản là radar điều khiển hỏa lực1RL33 đã bị gỡ bỏvà thay thế bằng hệ thống ngắm quang điện tử kỹ thuật số để dẫn bắn cho tên lưảđất đối không PZR Grom do Ba Lan sản xuất dựa trên nguyên mâũ9K38 Igla(SA-18 Grouse) của Liên Xô.

Với tầm bắn tối đa 5,5 km; trần bay 3,5 km;tốc độ lớn nhất 650 m/s; Grom là sự bổ sung cần thiết cho 4 khẩu pháo tự độngAZP-23 cỡ 23 mm nguyên bản vốn có cự ly tác xạ hiệu quả chỉ từ 2,5 đến 3km.

Bên cạnh đó, nhà sản xuấtZakładyMechaniczne còn phát triển thêm một loại đạn 23 mm thế hệ mới, giúp kéo dàiphạm vi tác chiến cho pháo thêm 0,5 - 1 km nữa.

Có lẽ nhận thấy sự tối ưu của cấu hình nâng cấp trên mà mới đâyViện Tự động hóa Kỹ thuật Quân sự đang tiến hành nghiên cứu phương án cải tiến và nâng cấp sức chiến đấu cho các tổ hợppháo phòng không ZSU-23-4, điều đáng chú ý là hình ảnh đồ họa của vũ khí này sau nâng cấp có rất nhiều nét tương đồng với ZSU-23-4MP Biala.

Đồ họa phiên bản nâng cấp của pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 do Việt Nam tự tiến hành. Ảnh: Truyền hình Quốc phòng.

Các kỹ sư quân sự Việt Nam đã thay mới toàn bộ hệ thống máy tính đường đạn cổ điển trên tổ hợp bằng thiết bị mới theo công nghệ số, đi kèm với giao diện hiện đại và thân thiện hơn nhiều, giúp tăng hiệu suất tác chiến.

Đáng kể nhất làradar 1LR33 được thay bằng tổ hợp khí tài quang điện tử 3 kênh gồm cụm camera ngày/đêm và thiết bị đo xa laser cho nhiệm vụ theo dõi và dẫn bắn, tác dụng hạn chế tối đa nguy cơ trở thành mục tiêu của tên lửa chống bức xạ diệt radar.

Sự xuất hiện củatên lửa phòng không vác vai Igla trên tháp pháo của ZSU-23-4 cũng được đánh giá là nét chấm phá mới, giúp kéo dài cự ly tác chiến của hệ thống vũ khí này lên gần gấp đôi so với hiện nay.

Được biết các khí tài quang điện tử, máy tính hay thậm chí đạn tên lửa phòng không đều do Việt Nam tự sản xuất trong nước, mang lại chi phí rẻ hơn nhiều so với nhập khẩu. Dự đoán sắp tới phương tiện tác chiến này sẽ được trang bị đại trà với số lượng lớn cho phòng không lục quân Việt Nam.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo