Việt Nam sẽ xây dựng thêm nhiều lữ đoàn tên lửa hiện đại?
Theo các thông tin đăng tải trên Báo Quân đội nhân dân và Kênhtruyền hình quốc phòng, hiện tại Hải quân nhân dân Việt Nam có trong biên chế tổngcộng 5 đơn vị tên lửa phòng thủ bờ biển, trong đó 4 lữ đoàn đang làm nhiệm vụtrực chiến còn 1 lữ đoàn trong giai đoạn xây dựng khung.
Cụ thể, Lữ đoàn 679 đóng quân trên địa bàn xã An Thắng, huyện AnLão, thành phố Hải Phòng. Đơn vị có trong biên chế các tổ hợp 4K44 Redut vơítên lửa đối hải P-35B Shaddock tầm bắn 460 km (có nguồn tin cho biết đã nâng cấplên chuẩn P-35M tầm bắn kéo dài tới 550 km), tốc độ Mach 1,4, mang đầu đạn nặng1 tấn. Đây chính là loại tên lửa bờ có tầm hoạt động xa nhất và công phá mạnhnhất của chúng ta.
Tiếp theo, Lữ đoàn 680 trực thuộc vùng 3 Hải quân đóng quân tạithành phố Đà Nẵng, đơn vị sử dụng các tổ hợp 4K51 Rubezh với tên lửa P-15MTermit tầm bắn 85 km, tốc độ cận âm Mach 0,95.
Hiện đại nhất trong số các đơn vị tên lửa bờ là Lữ đoàn 681, đâylà nắm đấm thép của lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam nhờ có trong biên chếcác tổ hợp K-300P Bastion-P với tên lửa hành trình diệt hạm siêu âm 3M-55Yakhont tầm bắn 300 km, tốc độ Mach 2,5 và mang theo đầu đạn nặng 200 kg.
Lữ đoàn 685 tương đối khác 3 đơn vị trên khi đây là lữ đoàn pháo -tên lửa bờ, có trong biên chế các hệ thống pháo phản lực phóng loạt dẫn đườngtiên tiến của Israel gồm EXTRA và AccuLAR tầm bắn 150/40 km, sai số của đạn chỉdưới 10 m, là phương tiện cực tốt để chống đổ bộ.
Một đơn vị khác đang trong quá trình xây dựng và sắp đi vào hoạt độngđầy đủ chính là Lữ đoàn tên lửa bờ 682, vũ khí trang bị nhiều khả năng vẫn là tổhợp K-300P Bastion với tên lửa Yakhont do Nga sản xuất.
Căn cứ vào cách đánh số hiệu có thể dễ dàng nhận ra đang có hai vịtrị bỏ trống trong dãy ký tự trên, đó là 683 và 684, như vậy liệu sẽ có sự bổsung biên chế cho lực lượng tên lửa bờ Việt Nam trong tương lai không xa?
Đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu như chúng ta quan sát trườnghợp tiền lệ của tàu Molniya 1241.8. Sau khi tiếp nhận 2 chiếc đầu tiên đóng tạiNga với số hiệu 375 và 376, Việt Nam đã đóng trong nước các tàu 377, 378, 379,380, hai tàu cuối cùng mang số hiệu 382 và 383 do chiếc BPS-500 mang số 381.
Nhu cầu biên chế của Hải quân Việt Nam được cho là cần thêm 2 đơnvị nữa để lấp kín hoàn toàn dải đồng bằng ven biển từ Bắc xuống Nam, chính vì vâỵchúng ta có quyền trông đợi vào thông báo thành lập 2 lữ đoàn tên lửa bờ tiếptheo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo