Quốc tế

Vũ khí trọng lực Grazer: 'Siêu sát thủ mới' của Nga đáng sợ hơn cả tên lửa hạt nhân

Grazer là một hệ thống có thể phát ra các sóng hấp dẫn, song không gây ra những hậu quả nghiêm trọng, do đó nó có lợi thế hơn so với vũ khí hạt nhân.

Nga sẽ là quốc gia đầu tiên triển khai động cơ lượng tử vào vũ trụ. Ảnh: flickr.com.

Tạp chí Zvezda, được giám sát bởi Bộ Quốc phòng Nga, mới đây đã xuất bản một bài báo, trong đó các tác giả nói về vũ khí mới đặc biệt của Nga có tên Grazer.

Bệ phát Grazer, hay máy phát sóng hấp dẫn, có thể dễ dàng phá hủy mọi hệ thống tên lửa phòng không và tàu ngầm hạt nhân của đối phương nếu được đặt ở trong quỹ đạo gần Trái Đất.

Hệ thống grazer được tạo ra dựa trên học thuyết về cơ học lượng tử. Ý tưởng này thuộc về nhà khoa học Belarus Albert Veinik. Ý tưởng về việc phát triển một vũ khí như vậy được thảo luận lần đầu vào những năm 1980.

Các tác giả bài báo trênZvezdacũng đề cập tới một “động cơ lượng tử” do Vladimir Leonov - cha đẻ học thuyết động cơ không phản lực trong không gian không được hỗ trợ, phát triển. Nghiên cứu của ông Leonov trong lĩnh vực này đã mở ra viễn cảnh mới về việc chế tạo vũ khí trong tương lai.

Tạp chí Zvezda khẳng định: "Loại vũ khí phát ra sóng hấp dẫn này là thứ đáng sợ và hiệu quả hơn tất cả những gì mà nền quân sự hiện nay có thể nghĩ ra".

Khi sử dụngGrazerđể tấn công, vũ khí này sẽ không để lại những hậu quả thứ cấp kiểu như gây ô nhiễm môi trường như những loại vũ khí hạt nhân đã biết đến.

Tháng 3/2019, tạp chí “Lĩnh vực hàng không – vũ trụ” có đăng tải một bài báo nói về việc Nga đã chế tạo ra một “động cơ lượng tử” không phản ứng, không tên lửa.

Cụ thể, ngày 3/3/2018 động cơ này đã vượt qua được các cuộc thử nghiệm. Trong lúc thử nghiệm, động cơ này đã tạo ra lực đẩy 115 Newton/ kilowatt, cao gấp 165 lần so với động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng truyền thống.

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học lại không công nhận lý thuyết này, bởi nó giả định sự tồn tài của một lực cơ bản thứ năm trong tự nhiên, trong khi vật lý hiện đại ngày nay chỉ mới thừa nhận sự tồn tại của 4 lực cơ bản là: lực hấp dẫn, lực điện từ, lực “mạnh” và lực “yếu”.

Theo Mộc Miên/Đời sống & pháp luật
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo