Quốc tế

Xả 180 triệu thùng dầu - Mỹ đang nắm lấy cơ hội từ cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine để trở thành nhà sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới?

Tổng thống Joe Biden luôn hứa hẹn về việc sẽ chấm dứt "cơn nghiện dầu mỏ" của Mỹ. Thế nhưng, những lời kêu gọi như vậy lại trái ngược hoàn toàn với hành động xả hơn trăm triệu thùng dầu để khiến giá xăng rẻ trở lại của ông.

Báo Mỹ: Chuyên gia "tưởng Nga sẽ chiếm Kiev trong vài ngày", điều bất ngờ gì đã xảy ra? / Cựu binh Mỹ bỏ lại bạn gái kém 20 tuổi và cuộc sống như mơ, tới Ukraine chiến đấu cho Nga

Một cuộc khủng hoảng tài chính, một đại dịch toàn cầu, và bây giờ là xung đột ở châu Âu đã thúc đẩy sự thay đổi và can thiệp của các chính phủ. Điều này dẫn đến những động thái ấy ở tầm chính phủ của nhiều quốc gia mà đã từ lâu người ta chưa từng thấy.

Việc Mỹ giải phóng 180 triệu thùng dầu thô từ kho dự trữ dầu mỏ chiến lược, mức lớn nhất từ trước đến nay, chính là bước đi táo bạo như vậy. Tuy nhiên, phản ứng im lặng của thị trường cho thấy ngay cả một động thái trên quy mô lớn cũng có thể không đủ để giảm giá nhiên liệu nhiều như Tổng thống Joe Biden mong muốn.

Sẽ tốt hơn nếu Tổng thống Mỹ nắm bắt cuộc khủng hoảng ở Ukraine để có những động thái mạnh mẽ, nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch, thay vì tập trung vào việc cắt giảm giá xăng dầu như một canh bạc chính trị ngắn hạn.

Ngay cả khi Mỹ giải phóng 1 triệu thùng mỗi ngày cũng có thể không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã cảnh báo sản lượng của Nga có thể giảm gấp ba lần. Không chỉ do lệnh cấm vận của Mỹ đối với dầu thô của Moscow và các lệnh trừng phạt khác của phương Tây, mà còn có sự "tự trừng phạt" của những người mua không muốn nhận hàng hóa của Nga. Bất kỳ hành động leo thang nào của Nga ở Ukraine cũng có thể làm căng thẳng thêm quyết tâm của EU trong việc hạn chế mua hàng của Moscow.

Xả 180 triệu thùng dầu - Mỹ đang nắm lấy cơ hội từ cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine để trở thành nhà sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới? - Ảnh 1.

Giá dầu thủng mốc 100 USD/thùng sau hàng loạt sự kiện, đặc biệt là việc Mỹ xả 180 triệu thùng dầu.

Chính quyền của Tổng thống Biden cũng chỉ ra rằng, họ sẽ tiếp tục thúc ép các nhà sản xuất Mỹ bơm nhiều dầu hơn - bằng cách áp đặt thuế đối với những người không có hoạt động khoan dầu ở những nơi họ có giấy phép trên đất thuộc liên bang.

Điều này báo hiệu rằng họ sẽ bổ sung rất nhiều hàng dự trữ của mình khi giá giảm xuống còn 80 USD/thùng. Đó là một nỗ lực để thiết lập giá "sàn" dài hạn cao hơn mức giá giao dịch kỳ hạn hiện tại. Nhưng những người trong cuộc cho biết các cổ đông có thể tìm kiếm mức giá cao hơn nữa trước khi đưa các dòng tiền mới tiến vào. Có những hạn chế khác đối với việc gia tăng khoan, bao gồm tình trạng thiếu mọi thứ, từ cát đến các đội khai thác.

Nếu Mỹ có ý định tự định vị mình là nhà sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới, thông báo của họ có thể vô tình nhấn mạnh ảnh hưởng của OPEC. Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cùng được ước tính có công suất dự phòng hơn 2 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, họ không chấp nhận lời kêu gọi từ ông Biden trong việc đẩy nhanh nguồn cung, đồng thời sự thỏa thuận giữa các công ty kiểm soát giá đang mắc kẹt với những tiến trình thận trọng.

Vấn đề đối với Mỹ là buộc phải hạ giá xăng dầu trong nước cũng như có thái độ mạnh mẽ mà nước này đã duy trì đối với Ả Rập Xê Út. Ả Rập hiện nhận thấy cơ hội để gây áp lực ngược lại với Mỹ và đang yêu cầu Washington hỗ trợ an ninh nhiều hơn.

Việc giá xăng tăng vọt 50% trong một năm là một nguyên nhân gây khó chịu lớn. Vì vậy, trong khi các nhà lãnh đạo châu Âu đang tìm cách giảm nhu cầu để cắt giảm sự phụ thuộc vào Nga, chính quyền Mỹ lại tập trung vào phần lớn là phát hành dầu và miễn thuế xăng, do đó kích thích cả cung lẫn cầu.

 


Không những vậy, Nhà Trắng còn phải đối mặt với một tình huống khó xử khác. Tổng thống khi nhậm chức cam kết hành động mạnh mẽ về khí hậu. Ông còn viện dẫn luật phòng thủ thời chiến tranh lạnh để thúc đẩy quá trình sản xuất kim loại cho pin xe điện. Mới đây, Mỹ còn cho biết sẽ phạt thật nặng những hãng xe không đáp ứng tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu.

Ông luôn đề cập về việc chấm dứt "cơn nghiện dầu mỏ" của Mỹ. Thế nhưng, những lời kêu gọi như vậy lại đang có xu hướng bị mất đi trong bối cảnh những lời hứa của ông trong việc khiến giá xăng rẻ trở lại.

Thậm chí, George Hershman, giám đốc điều hành của Solv Energy chuyên xây dựng các dự án năng lượng mặt trời lớn ở Mỹ, lên tiếng chỉ trích: "Chính quyền Biden, và đặc biệt là quyết định của bộ thương mại, đã gây ra nhiều thiệt hại cho nền năng lượng tái tạo hơn so với chính quyền trước đó".

"Ít nhất chúng tôi biết chính quyền Trump đang đứng ở đâu, hành động như nào. Chính quyền này ngày nào cũng nói họ ủng hộ năng lượng tái tạo nhưng sau đó lại chủ động đưa ra quyết định ngược lại", ông chia sẻ.

 

Chiến lược khôn ngoan hơn với Mỹ sẽ là thúc đẩy việc chuyển sang sử dụng năng lượng sạch như một ưu tiên an ninh quốc gia. Tuy nhiên, kết thúc "mối tình" của nước Mỹ với chiếc ô tô ngốn xăng là một câu chuyện dài, không thể gói gọn trong một kỳ bầu cử duy nhất.

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm