Quốc tế

Xe phòng không bọc thép IM-Shorad: 'Thợ săn' máy bay, xe tăng của Mỹ

Với trang bị cả tên lửa đối không và chống tăng, xe chiến đấu IM-Shorad của Mỹ có thể diệt được cả mục tiêu đường không lẫn mặt đất.

Theo Defence-blog, việc Mỹ nghiên cứu và phát triển xe chiến đấu IM-Shorad dựa trên nguyên mẫu Stryker nhằm mục đích trang bị cho các đơn vị đồn trú ở nước ngoài, nhất là tại Trung Đông nhằm đối phó với những mối đe dọa thường trực xuất phát những cuộc tấn công bất ngờ của phiến quân bằng UAV, xe chiến đấu...

Trước khi được công bố chính thức, tại căn cứ quân sự lớn nhất trên lãnh thổ lục địa Mỹ - trường bắn tên lửa thuộc địa phận bang New Mexico, Bộ Quốc phòng Mỹ đã cho tiến hành các cuộc thử nghiệm tổ hợp phòng không - tấn công mặt đất cơ động tầm gần tối tân này.

Tổ hợp phòng không tầm gần được nói tới chính là chương trình xe phòng không bọc thép tác chiến IM-Shorad được trang bị đài radar mạnh, các thiết bị tác chiến điện tử, tên lửa dẫn đường bằng radar và pháo phòng không 30mm mới nhất.

Điểm nhấn của IM-Shorad là bệ phóng Avenger (do hãng Boeing phát triển). Bệ phóng này được thiết kế đặc biệt để vừa mang tên lửa chống tăng AGM-114 Longbow Hellfire và tên lửa đối không AIM-9X Sidewinder. Với cơ số vũ khí này, Mỹ kỳ vọng IM-Shorad có thể diệt gọn từ mục tiêu kiên cố trên mặt đất lẫn mục tiêu trên không.

Các kỹ sư của hãng đã cố gắng tích hợp bệ phóng Avenger nhằm tăng cường khả năng phòng thủ tầm gần của các lữ đoàn vốn được trang bị Stryker của Lục quân Mỹ, ông Kendall Linson Giám đốc bộ phận Kinh và phát triển Stryker và phương tiện chiến thuật đặc biệt của General Dynamics Land Systems cho biết.

Chưa bằng lòng với phiên bản IM-Shorad, Mỹ còn tích hợp cho chương trình này hệ thống vũ khí laser và bước đầu đã thử nghiệm thành công. Những thiết bị mẫu đang được thiết kế và thử nghiệm tại Fort Sill - căn cứ của lực lượng pháo binh Mỹ. Ngoài ra, Mỹ đang nỗ lực nâng cấp công suất của vũ khí laser này từ 2kW lên 5kW. Hệ thống vũ khí mới sẽ sử dụng radar theo dõi riêng, đề phòng trường hợp radar của IM-Shorad bị vô hiệu hóa khi chiến đấu.

Ngoài ra, hệ thống nói trên cũng được trang bị thêm một hệ thống gây nhiễu điện từ, nhằm áp chế các máy bay trinh sát của đối phương. Năng lượng từ vũ khí laser sẽ phá hủy và làm tan chảy các thành phần khác nhau của mục tiêu. Theo kế hoạch, đến cuối năm 2019, chương trình IM-Shorad sẽ được trang bị vũ khí laser với công suất trên 10kW. Tập đoàn Boeing là nhà thầu được lựa chọn với sản phẩm HEL MD để trang bị cho IM-Shorad.

Vũ khí này đã được thử nghiệm nhiều lần trong điều kiện có sương mù và gió mạnh vẫn có thể dẫn tia laser vào mục tiêu và bắn rơi máy bay không người lái (UAV) và gần 100 quả đạn cối 60 mm. HEL MD đã tiêu diệt hoặc bắn trúng 150 mục tiêu - thành tích cực ấn tượng trong giai đoạn đầu thử nghiệm.

Theo Đan Nguyên/Báo Đất Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo