Quốc tế

Xe tăng 'bất khả chiến bại' của Nga gặp điều kỳ quái: Đồng minh châu Á của Moscow lo cuống

Sự thất bại của những chiếc xe tăng này là điều khó chấp nhận đối với Nga, và nó đang khiến các chuyên gia quân sự lo ngại. Có những điều họ vẫn chưa thể lý giải chính xác.

Mỹ hối thúc cả thế giới không mua vũ khí Nga, "treo cấm vận trên đầu" Ấn Độ vì đặt S-400 / Nhật Bản đóng băng tài sản của con gái Tổng thống Nga Putin

Ấn Độ lo ngại

Những thiệt hại gần đây của xe tăng T-90 Nga đã làm dấy lên lo ngại về tiềm năng của nó. Tờ Kyiv Independent dẫn số liệu từ các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết Nga đã thiệt hại khoảng 698 xe tăng tính đến ngày 7/4/2022. Trong khi đó, Oryx – một kênh theo dõi độc lập- đã thống kê con số 427 xe tăng, dựa trên các bức ảnh và dữ liệu từ những nguồn mở.

Hiện Nga chủ yếu triển khai các loại xe tăng T-72, T-80 và T-90 ở Ukraine. Đã có nhiều dữ liệu khác nhau về số lượng T-90 bị thiệt hại ở Ukraine. Việc những cỗ xe tăng "bất khả chiến bại" này bị phá hủy là một điều khó chấp nhận nổi đối với Moscow. Ngoài ra, cũng có những trường hợp xe tăng bị bỏ lại sau khi trúng hỏa lực từ tên lửa và máy bay không người lái của Ukraine.

Xe tăng bất khả chiến bại của Nga gặp điều kỳ quái: Đồng minh châu Á của Moscow lo cuống - Ảnh 1.

Một chiếc T-90 bị phá hủy ở Ukraine. Ảnh: Twitter

Hình ảnh hai chiếc T-90 bị thu giữ ở Ukraine hồi tháng 3 đã được chia sẻ trong một đoạn video thu hút 2 triệu lượt xem trên You Tube.

Đã có những đồn đoán về việc Nga triển khai xe tăng T-90 và T-14 Armata tới Ukraine với số lượng ít hơn dự kiến. Lý do cho quyết định này vẫn chưa được tiết lộ.

Với những tổn thất của T-90, các chuyên gia quân sự Ấn Độ đang thận trọng theo dõi. New Delhi hiện triển khai một đội xe tăng T-90 tại vùng Ladakh do xung đột với Trung Quốc. Ấn Độ có thể sẽ muốn phân tích sâu về hiệu suất của cả hai mẫu xe tăng T-72 và T-90, những thành phần cốt cán trong lực lượng xe tăng-thiết giáp của họ.

Có chuyện gì với T-90?

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S là một biến thể tinh vi hơn so với phiên bản gốc T-90 của Nga, với hỏa lực mạnh, khả năng cơ động và khả năng được bảo vệ cao. Nó được thiết kế để có thể tấn công các mục tiêu bay thấp như trực thăng, ở cự ly lên tới 5km.

Sự thất bại của xe tăng T-90 khiến các chuyên gia quân sự lo ngại. Tuy nhiên, từ những thông tin có được, có vẻ như các loại tên lửa chống tăng vác vai (MANPAD) và tên lửa dẫn đường chống tăng (ATGM) đã vượt trội hơn xe tăng của Nga, và phần lớn đã thành công trong việc làm chậm đà tiến công của tăng-thiết giáp Nga.

 

Trong khi Javelin, Stinger và NLAW là những loại tên lửa đầu tiên có mặt ở Ukraine, người Anh sau đó đã tặng cho Kiev các tên lửa Starstreak thậm chí còn chính xác và nguy hiểm hơn nhiều.

Điều đáng ngạc nhiên là xe tăng T-90 của Nga với hệ thống bảo vệ tiên tiến lại không thể ngăn chặn các cuộc tấn công tên lửa.

Xe tăng bất khả chiến bại của Nga gặp điều kỳ quái: Đồng minh châu Á của Moscow lo cuống - Ảnh 2.

Tên lửa chống tăng Javelin. Ảnh: Raytheon

‘Sụp đổ’ khi chống lại MANPADS?

Xe tăng T-90 vốn trang bị hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1, được thiết kế để gây đánh lừa hệ thống dẫn đường của tên lửa đối phương.

Tuy nhiên, viết trên tờ Sunday Guardian, Thiếu tướng G.D Bakshi (đã về hưu) của Quân đội Ấn Độ cho biết, hệ thống phòng vệ chủ động (APS) trên các xe tăng T-72 và T-90 gần như vắng bóng hoàn toàn ở Ukraine, bất chấp môi trường chống tăng dày đặc ở nơi chúng tác chiến.

 

Lớp giáp cũng là một trong những nguồn bảo vệ tối ưu của xe tăng, nhưng không rõ vì lý do gì, nó đã không thể phát huy tác dụng.

Cựu Thiếu tá Quân đội Ấn Độ và nhà phân tích địa chính trị Madhan Kumar cho biết ông "không biết chính xác số lượng xe tăng T-90 bị hạ gục ở Ukraine nhưng dữ liệu tổng hợp từ các nguồn mở cho thấy có khoảng 15 chiếc. Những tổn thất này đa phần là do các MANPADS, đặc biệt là Javelin, gây ra".

Trong khi đó, theo Cựu Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Miền Nam Quân đội Ấn Độ, Trung tướng Rameshwar Roy, mặc dù có thể có một số lý do liên quan tới sự thành công của tên lửa Javelin và MANPAD trong việc chống lại xe tăng Nga, nhưng bên cạnh đó cũng có một số sơ hở trong chiến lược quân sự Nga.

Giờ đây, những thiếu sót của T-90 đã bộc lộ và có lẽ đây sẽ là thời điểm tốt nhất để tiến hành khắc phục kỹ thuật, sao cho những cỗ máy này phù hợp với hình thức tác chiến của thế kỷ 21.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm