Quốc tế

Xuất hiện hình ảnh chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ được gửi đến Azerbaijan

Các bức ảnh vệ tinh được chụp vào cuối tuần qua dường như đã chứng thực tuyên bố của Chính phủ Armenia rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã bí mật gửi một số chiến đấu cơ F-16 đến Azerbaijan, trong bối cảnh giao tranh tại khu vực Nagorno-Karabakh đang diễn ra căng thẳng.

Hàn Quốc tăng tốc độ chế tạo tàu sân bay hạng nhẹ / Trung Quốc đã vận hành tiêm kích hạm J-15 thuộc lô sản xuất thứ ba

Chú thích ảnh

Theo hãng tin Sputnik (Nga), những bức ảnh được chụp tại sân bay quốc tế Ganja của Azerbaijan hôm 3/10 bởi công ty ảnh vệ tinh Planet Labs cho thấy3 chiếc máy bay được cho là có xuất phát từ Thổ Nhĩ Kỳ, 2 trong số đó có thể là chiến đấu cơ F-16 Falcon.

Hôm 29/9, hai ngày sau khi Azerbaijan tiến hành một cuộc tấn công mới nhằm vào khu vực Nagorno-Karabakh, Chính phủ Armenia đã cáo buộc một chiếc F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bay từ căn cứ không quân Ganja đã bắt rơi một máy bay Su-25 của nước này. Trong khi đó, Ankara đã phủ nhận tuyên bố này của Yerevan. Thổ Nhĩ Kỳ hiện có khoảng 245 chiếc tiêm kích F-16C/D được mua từ Mỹ.

Chú thích ảnh
Chú thích ảnh

Ông Fahrettin Altun, cố vấn cấp cao của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, đã bác bỏ cáo buộc này và gọi đó là “trò tuyên truyền vô giá trị”. Mặc dù các bức ảnh cho thấy những chiếc F-16 xuất hiện tại Ganja chỉ vài ngày sau khi vụ việc xảy ra, nhưng đó không phải là bằng chứng chứng minh điều này có liên quan đến vụ bắn hạ Su-25. Dù vậy, đây vẫn là bằng chứng có lợi cho Yerevan.

Tuyên bố của Armenia càng được củng cố bởi thực tế một số máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã được công khai gửi đến Ganja hồi tháng 8 để tập trận chung. Người dân địa phương cũng đã chụp được ít nhất một bức ảnh cho thấy 3 chiếc F-16 trên bầu trời chỉ một tuần trước khi xảy ra vụ bắn hạ.

Hôm 1/10, Tổng thống Erdogan cũng đã tuyên bố rằng nước này "sẽ tiếp tục hỗ trợ người anh em Azerbaijan bằng tất cả phương tiện vàtrái tim, phù hợp với nguyên tắc 'hai nhà nước, một dân tộc'", hãng thông tấn nhà nước Anadolu cho biết.

 

"Nguyên tắc 'hai nhà nước, một dân tộc', không chỉ là một khẩu hiệu hay một quyết tâm lịch sử, mà còn là một nguyên tắc chi phối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Azerbaijan", ông Erdogan nói.

Khu vực Nagorny - Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía tây nam của Azerbaijan, nhưng có đa số dân cư là người gốc Armenia sinh sống và muốn sáp nhập vùng này vào Armenia. Điều này đã châm ngòi cho những tranh chấp chủ quyền giữa hai nước, mà đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994, khiến khoảng 30.000 người thiệt mạng.

Căng thẳng tái bùng phát từ sáng 27/9 vừa qua sau khi nổ ra các vụ đụng độ ác liệt giữa hai bên. Hiện giao tranh vẫn diễn ra quyết liệtkhiến hàng trăm binh sĩ hai bên thiệt mạng, bất chấp áp lực ngày càng tăng của cộng đồngquốc tế.

Điện Kremlin thông báo Tổng thống Nga Vladimir Putinđã mời các ngoại trưởng của Armenia và Azerbaijan tới Moskva để tham gia các cuộc đàm phán hòa bình ngày 9/10, đồng thời nói rằng cần ngừng giao tranh tại khu vực Nagorno-Karabakh tranh chấp vì lý do nhân đạo.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm