Pháp luật

Quy định mới về nghĩa vụ trợ cấp của doanh nghiệp

Quy định mới về nghĩa vụ trợ cấp của doanh nghiệp có hiệu lực từ 1/3/2015. Thời hạn này được đưa ra trong Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết nghĩa vụ của doanh nghiệp về việc chi trả trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc cho người lao động.

Từ 1/3/2015, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trợ cấp thôi việc

 

Đa số các trường hợp dẫn đến tranh chấp trong lĩnh vực lao động có liên quan đến việc doanh nghiệp không thực hiện đúng nghĩa vụ chi trả trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm. Vì vậy, doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện việc chi trả đầy đủ các khoản trợ cấp này cho người lao động làm việc thường xuyên cho doanh nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động.

 
Trợ cấp thôi việc
 
Doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo một trong các trường hợp sau: Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ; Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động; Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án; Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định pháp luật; Doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
 
Trợ cấp mất việc làm
 
Doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm thuộc một trong các trường hợp như sau: Khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; Khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã; 
 
Doanh nghiệp cần lưu ý một số trường hợp đặc biệt đối với trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm như sau: Người lao động có thời gian làm việc thực tế cho doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm ít hơn 18 tháng thì doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 2 tháng tiền lương; Sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì doanh nghiệp có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và thời gian người lao động đã làm việc cho doanh nghiệp trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách.
 
Doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán đầy đủ tiền trợ cấp cho người lao động trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐnếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động; Doanh nghiệp hoặc người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm; Doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế theo quy định của pháp luật.
 
 
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo