Quý I/2016, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa lớn nhất từ Trung Quốc
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu quý I/2016 của Việt Nam ước tính đạt 37,1 tỷ USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 14,9 tỷ USD, giảm 3,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 22,2 tỷ USD, giảm 5,7%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu quý I năm nay đạt 40,7 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2015.
Theo cơ quan thống kê, trong quý I năm nay, một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 6,3 tỷ USD, tăng 12,8%; kim loại thường khác đạt 1,1 tỷ USD, tăng 25,6%; sản phẩm chất dẻo đạt 974 triệu USD, tăng 13,1%; sản phẩm hóa chất đạt 786 triệu USD, tăng 2,3%; tân dược đạt 586 triệu USD, tăng 28,7%; bông đạt 436 triệu USD, tăng 13,7%; lúa mỳ đạt 233 triệu USD, tăng 37,4%.
Trong khi đó, một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước như máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt gần 6 tỷ USD, giảm 14,1%; điện thoại và linh kiện đạt 2,4 tỷ USD, giảm 8,7%; vải đạt 2,1 tỷ USD, giảm 1,1%; chất dẻo đạt 1,3 tỷ USD, giảm 4,6%; xăng dầu đạt 865 triệu USD, giảm 36,2% (lượng tăng 9,1%); thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 746 triệu USD, giảm 13,7%; ô tô nguyên chiếc đạt 474 triệu USD, giảm 19%.
Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu quý I, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 34,1 tỷ USD, giảm 4,7% và chiếm 91,9% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu (tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2015), trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 15,1 tỷ USD, giảm 5% và chiếm 40,7%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu đạt 19 tỷ USD, giảm 4,4% và chiếm 51,2%. Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 3 tỷ USD, giảm 6,3% và chiếm 8,1% (giảm 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2015).
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu, trong quý I năm nay ngoài thị trường Hàn Quốc, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu từ hầu hết các thị trường lớn đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu từ Hàn Quốc ước tính đạt 6,7 tỷ USD, tăng 2,1%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 33,5%; điện thoại và linh kiện tăng 35,7%; sản phẩm chất dẻo tăng 13,7%.
Trong quý I năm nay, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong quý I với 10,4 tỷ USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng giảm 13,1%; điện thoại và linh kiện giảm 18,4%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 2,3%; vải tăng 6,6%.
Nhập khẩu từ thị trường ASEAN đạt 5,4 tỷ USD, giảm 5,8%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện giảm 20,7%; xăng dầu giảm 23%. Nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 3,3 tỷ USD, giảm 8,8% (máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng giảm 30,8%; sản phẩm chất dẻo giảm 0,2%; linh kiện phụ tùng ô tô giảm 4,4%); EU đạt 2,2 tỷ USD, giảm 14,5% (máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng giảm 4,3%; sản phẩm hóa chất giảm 9%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu giảm 23,6%).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Xăng giảm giá
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh