Quý I/2016, sản xuất công nghiệp Quảng Nam tăng mạnh nhất cả nước
Theo cơ quan thống kê, trong các ngành công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo tăng 7,9%, đóng góp 5,6 điểm phần trăm trong mức tăng chung; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 13,1%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 9,4%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 1,2%, làm giảm 0,3 điểm phần trăm mức tăng chung.
Xét theo công dụng sản phẩm công nghiệp, chỉ số sản xuất của sản phẩm trung gian dùng cho quá trình sản xuất tiếp theo tăng 6% so với cùng kỳ năm trước; sản phẩm dùng cho tích lũy và tiêu dùng cuối cùng tăng 6,5%; sản phẩm là tư liệu sản xuất tăng 8,8% (công cụ sản xuất tăng 5,9%; nguyên vật liệu xây dựng tăng 9,4%); sản phẩm tiêu dùng của dân cư tăng 5,4%.
Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất quý I tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất kim loại tăng 23,1%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 14,8%; sản xuất và phân phối điện tăng 13,1%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 12,5%; dệt tăng 12%; sản xuất đồ uống tăng 10,9%.
Một số ngành có mức tăng khá: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và quang học tăng 10,2%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plasstic tăng 10,2%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 9,4%; sản xuất xe có động cơ tăng 8,6%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 8,3%.
Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 6,1%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 5,8%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 3,4%; khai thác than tăng 0,9%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 1,9%; sản xuất thiết bị điện giảm 3%.
Trong quý I năm nay, một số sản phẩm có chỉ số sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm 2015: Ti vi tăng 43,1%; thép thanh, thép góc tăng 32,2%; thép cán tăng 23,7%; ô tô tăng 22,3%; sữa bột tăng 19,9%; thức ăn cho gia súc tăng 16,7%; khí hóa lỏng tăng 16%; điện sản xuất tăng 14%; sắt thép thô tăng 13,7%. Một số sản phẩm tăng khá: Bia các loại tăng 11,9%; xi măng tăng 11%; bột ngọt tăng 8,9%.
Một số sản phẩm tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ: Thủy hải sản chế biến và quần áo mặc thường cùng tăng 5,3%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 4,1%; than đá tăng 1%; giày, dép da và dầu mỏ thô khai thác cùng giảm 3,7%; đường kính giảm 3,9%; xe máy giảm 3,9%; thuốc lá giảm 5,3%; vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo giảm 6,3%; điện thoại di động giảm 17,6%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn như sau: Quảng Nam tăng 36,6%; Thái Nguyên tăng 30,3%; Hải Phòng tăng 14,5%; Cần Thơ tăng 11,5%; Hải Dương tăng 9,6%; Hà Nội tăng 8,7%; Đà Nẵng tăng 8,2%; Đồng Nai tăng 8%; Bình Dương tăng 7,1%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 5,7%; Quảng Ninh tăng 4,4%; Vĩnh Phúc tăng 3,7%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 3,4%; Quảng Ngãi tăng 1,1%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước tăng mạnh trở lại sáng 8/11 sau khi Fed hạ lãi suất
Giá nông sản ngày 8/11/2024: Hồ tiêu tăng trở lại, cà phê giảm nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 8/11/2024: USD giảm sau khi Fed điều chỉnh lãi suất
Đưa hàng Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng ở Đông Bắc Thái Lan
Giá heo hơi ngày 8/11/2024: Ổn định trên diện rộng
Rạng Đông Holding RDP lại bị 'bêu tên' vì chậm công bố thông tin