Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN
Theo đó, Thông tư này quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động có liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định ATIGA.
Trước đó, vào tháng 1/2016, các nước ASEAN đã thống nhất các nội dung cần sửa đổi trong Chương Quy tắc xuất xứ của ATIGA và Ban Thư ký ASEAN trình lên Hội đồng AFTA phê duyệt giữa kỳ, gồm 2 nội dung: Danh mục các mặt hàng công nghệ thông tin theo HS 2012 và Thủ tục cấp và kiểm tra C/O được sửa đổi để áp dụng C/O mẫu D điện tử.
Cuối tháng 2/2016 và đầu tháng 3/2016, Hội đồng AFTA đã gửi thư phê chuẩn đối với Danh mục các mặt hàng công nghệ thông tin (ITA) theo HS 2012 và thông qua việc sửa đổi Thủ tục cấp và kiểm tra C/O để áp dụng C/O mẫu D điện tử trong ATIGA.
Để nội luật hóa những cam kết quốc tế này, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 03/10/2016. Trong đó sửa đổi và bổ sung các Phụ lục IV Danh mục các mặt hàng công nghệ thông tin (ITA) theo mã HS 2012; Phụ lục VII Thủ tục cấp và kiểm tra C/O (bổ sung một số điều để áp dụng C/O mẫu D điện tử).
Ngoài ra, thời hạn lưu trữ hồ sơ (áp dụng cho cả hồ sơ giấy và dữ liệu hồ sơ điện tử) cũng được quy định 5 năm (thay vì 3 năm như quy định tại Thông tư 21/2010/TT-BCT trước đây)
Các Phụ lục khác cơ bản không thay đổi và được hợp nhất từ Thông tư số 21/2010/TT-BCT và Thông tư số 42/2014/TT-BCT.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2016.
Chi tiết Thông tư xem tại đây.

End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Lễ hội văn hóa ẩm thực Bình Định: Kích cầu du lịch từ... đôi đũa
Bcons Solary: Không gian sống hiện đại giữa lòng đô thị trẻ
Giá heo hơi ngày 25/4: Miền Bắc giảm giá, miền Nam vẫn giữ mức đỉnh
CEO FPT Nguyễn Văn Khoa: Hãy coi ESG là một cơ hội
Giá nông sản ngày 25/4: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng vọt sau nhiều phiên chững lại

Xuất khẩu cá tra giữ đà tăng trưởng