Rác thải trên nóc nhà thế giới
60 năm trôi qua từ khi người đầu tiên đặt chân lên đỉnh Everest, đang có nhiều lo ngại những gì đã và đang diễn ra trên “nóc nhà thế giới”, trong đó có nạn ô nhiễm.
(Tuổi Trẻ) Mỗi năm có hàng trăm người leo lên Everest, trong đó riêng năm 2012 đã có hơn 230 người. Điều này đã làm thay đổi đời sống người dân địa phương, theo cả hai hướng tốt hơn và xấu hơn, nhưng dường như mặt xấu nhiều hơn. Đó là việc đám đông leo núi để lại trên núi những thứ họ mang theo: hộp oxy đã dùng hết, lều rách và “các kim tự tháp bằng phân người”. Chưa kể họ còn xúm nhau chặt phá rừng để lấy gỗ đốt lửa sưởi ấm.
“Họ cư xử cứ như thể họ là lãnh chúa ở khu vực vậy”, Edmund Hillary - một trong những người đầu tiên leo lên Everest - từng phàn nàn về các du khách cách đây 10 năm.
Nghiêm trọng hơn là khí thải carbon đã và đang gây ảnh hưởng đến các sông băng ở Everest. Thống kê cho thấy các sông băng ở Everest đã bị thu hẹp diện tích 13% trong 50 năm qua, trong khi các sông băng này là nguồn “nuôi dưỡng” sông Ấn, sông Hằng, sông Brahmaputra, sông Dương Tử và sông Hoàng Hà - những con sông cung cấp nước uống và tưới tiêu cho một số khu vực đông dân nhất thế giới.
May thay cả Chính phủ Nepal lẫn một loạt nhóm phi lợi nhuận đã tỏ dấu hiệu họ có kế hoạch phục hồi Everest. Các quan chức Nepal đang xem xét hạn chế số lượng các nhà leo núi lên Everest, dù mỗi nhà leo núi phải trả 10.000 USD để được cấp giấy phép leo núi. Nếu nhân lên con số này thì địa phương sẽ có một khoản tiền không nhỏ để phát triển kinh tế.
Một tổ chức có tên gọi Glacierworks cũng đang vận động ủng hộ việc bảo tồn các sông băng trên Everest…
Minh Anh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo