Môi trường

Rau ở Thái Nguyên ô nhiễm kim loại nghiêm trọng

(DNHN)- Nhóm các nhà khoa học vừa đưa ra kết luận, khu vực cung cấp rau chính cho thành phố Thái Nguyên bị ô nhiễm kim loại nặng, đặc biệt là chì và cadimi do nước thải từ các khu công nghiệp đầu nguồn và qua nguồn nước các lưu vực sông Cầu

Phường Túc Duyên là vùng trồng rau chính của thành phố Thái Nguyên, nơi có diện tích trồng rau lớn nhất và sản lượng cao nhất. 75 hộ nông dân trồng ba loại rau đay, mùng tơi và mướp đắng dọc theo lưu vực sông Cầu tại phường Túc Duyên đã được lựa chọn trong nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và Đại học Chiang Mai, Thái Lan bằng cách sử dụng một phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản.

 

Vị trí của các cánh đồng trồng các loại rau lựa chọn đã được xác định bằng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để thu thập mẫu rau, mẫu nước và mẫu đất.

 

Kết quả phân tích cho thấy  65/75 mẫu rau (89,33% tổng số mẫu) vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc (FAO). Đáng chú ý, số mẫu rau ô nhiễm chì có tỷ lệ khá cao. Rau đay, mướp đắng, mùng tơi nhiễm nặng nhất

 

So sánh hàm lượng chì trong các loại rau thấy rằng, rau đay chứa đựng hàm lượng chì  cao nhất, tiếp theo là mướp đắng và cuối cùng trong mùng tơi .

 

Các loại thực vật hấp thụ kim loại ở các mức độ khác nhau phụ thuộc vào loài và giống. Mỗi loại thực vật có khả năng hấp thụ các kim loại nặng khác nhau và các phần của các loại rau cũng hấp thụ một lượng kim loại nặng khác nhau.

 

Nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng, một số loại rau có khả năng hấp thu mức độ cao các kim loại nặng từ đất.

 

Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn Hải, Khoa Tài Nguyên & Môi trường, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, trung bình hàm lượng chì trong các mẫu đất trồng rau đã sát mực độ giới hạn ô nhiễm cho phép.

 

29 trong tổng số 75 mẫu đất  vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam. Bản đồ cũng cho thấy, hàm lượng chì trong các mẫu rau lựa chọn gần sông Cầu có xu hướng cao hơn so với những mẫu khác xa sông Cầu.

 

Các ruộng trồng rau dọc sông Cầu, gần nguồn nước tưới có xu hướng cao hơn các ruộng trồng rau xa sông Cầu. Nguyên nhân là do nguồn nước tưới tiêu trong khu vực trồng mướp đắng này đã bị ô nhiễm bởi nguồn nước thải từ khu vực thương mại và khu vực dân cư quanh chợ Thái chảy vào bên cạnh nguồn nước từ sông Cầu .

 

Vẫn theo ông Hải, nguyên nhân chính dẫn đến sự tích lũy chì cao trong các loại rau do chúng đã hấp thụ chì từ môi trường canh tác, đặc biệt từ môi trường đất.

 

 Môi trường đất canh tác trong vùng nghiên cứu đã bị ảnh hưởng bởi việc bổ sung các chất có chứa chì qua các nguồn nước thải từ khu dân cư,  các khu công nghiệp ở đầu nguồn với tần suất tưới và lượng nước tưới trung bình hằng ngày lớn

 

Nghiên cứu sự tích lũy cadimi  trong các loại rau lựa chọn và đất canh tác các nhà khoa học cũng kết luận, so với tiêu chuẩn cho phép của FAO, hàm lượng cadimi  trong các mẫu rau đã bị ô nhiễm ở mức độ cao, gấp khoảng 4,3 lần so với tiêu chuẩn cho phép.

 

So sánh các loại rau thấy rằng, rau đay chứa đựng hàm lượng cadimi cao nhất, tiếp theo là mùng tơi, và cuối cùng là mướp



Thực hiện đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tích lũy chì (Pb) và cađimi (Cd) trong đất và rau tại vùng lưu vực sông Cầu, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”, các khoa học đã đi đến kết luận  rau tại khu vực nghiên cứu bị ô nhiễm kim loại nặng

đắng

 

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, giống như sự tích lũy chì trong các loại rau, cây trồng thực vật hấp thu kim loại nặng như  cadimi  ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào loài và giống . Sự hấp thụ của cadimi  nhanh hơn khoảng 10 lần so với sự hấp thụ của chì .

 

Kết quả nghiên cứu đi đến kết luận, có một mối tương quan tương ứng giữa sự tích lũy kim loại trong đất canh tác trồng ba loại rau nghiên cứu và sự tích lũy kim loại trong ba loại rau đó.

 

Các nhà khoa học kiến nghị, các bên liên quan cần  đưa ra các quyết định để giảm sự tích lũy của chì và cadimi trong rau và đất canh tác tại lưu vực sông Cầu, phường Túc Duyên. Tuy nhiên đây là một quá trình lâu dài, mà bà con vẫn phải sử dụng rau hàng ngày.

 

Hồng Trang

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo