Môi trường

Rừng ngập mặn “chết” gần một nửa

Trong 63 năm (từ 1943-2007) tốc độ mất rừng ngập mặn ở Việt Nam là rất cao. Diện tích rừng ngập mặn đã giảm từ 408 nghìn ha (năm 1943) xuống còn 209 nghìn ha (năm 2007), nghĩa là giảm 199 nghìn ha (48,5%), trung bình mỗi năm giảm trên 3 nghìn ha

Đó là kết quả điều tra, khảo sát của của nhóm nghiên cứu Dự án bảo tồn và phát triển khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang vừa được công bố mới đây.

Nguyên nhân là do gió bão tàn phá hay con hào bám chặt vào rừng ngập mặn làm chết cây. Ngoài ra, còn do con người phá rừng làm đầm nuôi tôm, khai thác gỗ, củi rừng ngập mặn quá mức.

Một nguyên nhân khác là do chọn giống cây trồng rừng không tốt, cây con kém chất lượng, phương pháp trồng rừng thiếu phù hợp và trồng rừng ngập mặn sai lập địa, làm tỷ lệ thiết lập thành công khu rừng ngập mặn không cao. Năm 1999 và 2001 tại VQG Mũi Cà Mau, do đã chọn dạng lập địa bùn lỏng để trồng rừng đước, khiến gần như toàn bộ diện tích rừng trồng bị chết (từ 60-90%). Hoặc tại phân trường 184-Công ty lâm nghiệp Ngọc Hiển, do trồng rừng đước trên đất sét cứng ít ngập triều nên 100% diện tích rừng trồng năm 2000 bị chết…

Rừng ngập mặn đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì tính thống nhất của môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng thu nhập cho nông dân. Rừng ngập mặn tạo ra rào chắn chống lại sự xâm nhập của nước biển và tác động của nước biển dâng cũng như cung cấp môi trường sinh sống cần thiết cho các loài thủy hải sản và sinh vật cửa sông.

Theo Minh Cường (ĐV)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo