Săn tài sản giá rẻ thời khủng hoảng
Trao đổi với báo chí Thành phố Hồ Chí Minh chiều 18/10, Tổng giám đốc VinaCapita, Don Lâm cho biết: "Hiện nay nhiều tài sản tại Việt Nam được định giá ở mức thấp hơn so với các thị trường láng giềng. Đây là cơ hội đầu tư từ những mức giá hấp dẫn".
Theo VinaCapital, tính đến cuối tháng 8, chỉ số P/E của Việt Nam là 9,8, thấp hơn so với mức trung bình là 13-14 tại các nước khác. Trong đó, các tài sản tư nhân hấp dẫn hơn cả vì có thể mua được ở mức giá thấp hơn 20-30% so với tài sản đại chúng. Ông Lâm cho hay, trong khi chờ kinh tế vĩ mô ổn định trở lại, quỹ sẽ tập trung vào chiến lược thu mua tài sản dưới giá trị và từng bước tiến hành thoái vốn.
Cụ thể, về đầu tư hạ tầng , tập đoàn này vẫn tiếp tục rót vốn vào những mã blue-chip, cổ phiếu có tỷ lệ P/E thấp. Ở khối đầu tư tư nhân, lĩnh vực viễn thông, công nghiệp (chủ yếu thu hút doanh nghiệp Nhật quy mô vừa và nhỏ) được chú trọng. Riêng lĩnh vực thủy điện, VNI tiếp tục mua và liên kết các nhà máy thủy điện nhỏ, thoái vốn qua giao dịch thương mại.
Về phát triển bất động sản - Vinaland Limited (quỹ VNL), trong vòng 3 năm tới tập đoàn này không đầu tư mới, chỉ tập trung giải phóng các giá trị tiềm ẩn trong danh mục đầu tư hiện tại thông qua việc thoái vốn và hoàn vốn cho cổ đông. Ngoài ra, quỹ bất động sản của tập đoàn này cũng tiến hành cắt giảm mạnh chi phí.
Hiện VNL đã thoái vốn hoàn toàn khỏi 10 dự án và có 1 dự án thoái vốn một phần trên tổng số 36 dự án. Trong đó, nhà ở gắn liền với sân vườn (biệt thự) chiếm 80% danh mục đầu tư. Ông Don Lâm cho hay tập đoàn vẫn tiếp tục phát triển dòng sản phẩm này trong thời gian tới. Hiện VNL nợ 14% theo dự án và 0% theo quỹ, lợi nhuận 17,5% so với năm 2006.
Về thị trường vốn, đầu tư tư nhân, bất động sản VinaCapital Vietnam Opportunity Fun (VOF) vẫn tập trung mua vào những cổ phiếu có mức chiết khấu cao nhưng tiềm năng tăng trưởng mạnh. VOF cũng đẩy mạnh mua vào những tài sản bị định giá dưới giá trị và thực hiện các thương vụ M&A.
Tính đến ngày 16/10, VOF đã thực hiện kế hoạch mua vào 32,8 triệu cổ phiếu quỹ trị giá 51,1 triệu USD để phục vụ cho mục tiêu giảm mức chiết khấu của quỹ xuống mức thấp nhất có thể. Trước đây, mức chiết khấu của VOF là 41,1% (ngày 1/11/2011) sau đó từng bước được giảm dần xuống còn 38,3% (ngày 30/6) và hiện nay là 28,9% vào ngày 16/10.
VinaCapital thành lập năm 2003, là tập đoàn quản lý đầu tư và phát triển bất động sản tại thị trường Việt Nam, danh mục đầu tư đa dạng. Tháng 4/2011 tập đoàn này mở thêm văn phòng tại Singapore, Campuchia.
Hiện VinaCapital có 4 quỹ đóng hoạt động tại Việt Nam: VinaCapital Vietnam Opportunity Fun (VOF - vốn, đầu tư tư nhân, bất động sản), Vinaland Limited (VNL - bất động sản), Vietnam Infrastructure Limited ( VNI - cơ sở hạ tầng) và DFJ VinaCapital L.P. (đầu tư mạo hiểm). Tài sản thuần (NAV) của VOF, VNL và VNI đạt hơn 1.400 triệu USD.
Hồng Lĩnh (Theo VnExpress)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 10/1/2025: Thị trường vàng tiếp tục đà tăng mạnh
Giá ngoại tệ ngày 10/1/2025: USD tăng mạnh phiên thứ ba liên tiếp
STARLUX mua thêm 5 máy bay vận tải A350F
Giá heo hơi ngày 10/1/2025: Miền Bắc tiếp tục duy trì đà tăng
Giá nông sản ngày 10/1/2025: Cà phê và hồ tiêu giảm sâu bất ngờ
Hàng Việt chiếm ưu thế trên thị trường Tết