Xã hội

Sập hầm thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo: Thông mũi khoan thứ hai, sẵn sàng bơm nước ra khỏi hầm

Lúc 21 giờ ngày 17.12, thông tin từ Ban chỉ huy cứu hộ cứu nạn vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo, lực lượng cứu hộ vừa thông thêm mũi khoan thứ hai sâu 35 m vào đường hầm bị sập. Hai mô tơ đã được chuyển vào hầm để bơm nước trong đoạn hầm sập ra ngoài. Ngay trong đêm nay, lực lượng cứu hộ sẽ tiến hành hút nước ra ngoài.
Công tác cứu hộ cứu nạn đang rất khẩn trương

Chiều tối nay, tin từ Ban chỉ huy cứu nạn vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo, mực nước trong hầm đã dâng cao hơn 1 mét. Việc khoan, bơm nước ra ngoài đang được ưu tiên số 1 trong công tác cứu nạn. 

 

Suốt ngày hôm nay tỉnh Lâm Đồng tăng cường thêm nhiều lực lượng tham gia cứu hộ cứu nạn 12 người mắc kẹt trong hầm thủy điện. Quân khu 7 cử 31 chiến sĩ lên tăng cường, lực lượng của Trung tâm cấp cứu mỏ thuộc Bộ Công thương cũng đến hiện trường lúc 13 giờ.

 

Tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo ngành lâm nghiệp cưa tỉa hàng trăm cây thông để làm cừ chống đỡ hầm. Các chiến sĩ cảnh sát cơ động, PCCC tích cực vận chuyển gỗ vào hầm. Ngành y tế cử 12 bác sĩ, 21 điều dưỡng, 9 xe cứu thương cùng nhiều bình oxy, thuốc men túc trực ngay lều trại dã chiến trước cửa hầm để sẵn sàng ứng cứu khi 12 người gặp nạn được đưa ra khỏi hầm, đồng thời chăm sóc sức khỏe cho những người tham gia cứu hộ.

 

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết Bộ đã cử một bác sĩ phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và 2 chuyên gia hồi sức lên Lâm Đồng trực chiến tại hiện trường.

 

Ngành điện lực đưa thêm máy phát điện công suất lớn phục vụ việc khoan hầm; nhiều máy móc, phương tiện, sắt thép của các ngành khác cũng được huy động để cứu hộ.

 

Công an tỉnh Lâm Đồng đưa máy phát bộ đàm công suất lớn đặt tại lều chỉ huy để phục vụ liên lạc từ trong hầm ra ngoài…

 

Chủ đầu tư lập tổ phục vụ thức ăn uống cho toàn bộ lực lượng cứu nạn; một số công nhân tranh thủ lót dạ để tiếp tục cắt sắt hàn khung chồng đỡ thành hầm.

 

Lực lượng cứu hộ mỗi ngày 5 lần chuyển cháo, nước gừng, xúc xích qua đường ống vào cho 12 người bị nạn.

 

Lúc 15 giờ 45, người nhà đầu tiên của các nạn nhân là chị Phạm Thị Hoa (33 tuổi, quê Hà Nam, vợ anh Trương Tuấn Việt) đến hiện trường trong tình trạng lo lắng, hoảng loạn và được các bác sĩ chăm sóc kịp thời.

 

Chùm ảnh về công tác cứu hộ bên ngoài đường hầm:
Nhiều lực lượng, phương tiện được huy động
Trực chiến liên tục tại hiện trường
Khâu cứu hộ quan trọng số 1 hiện tại là khoan, bơm nước ra ngoài hầm
Tranh thủ nghỉ ngơi tại chỗ
 
Khẩn trương làm việc
 
Nhiều phương tiện máy móc được huy động
 
Các đơn vị chuyên môn quốc phòng cũng có mặt
Theo Thanh Niên
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo