Sắp tiến hành rà soát pháp luật Việt Nam với cam kết TPP
Tại hội thảo, các chuyên gia thuộc các lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, Luật và doanh nghiệp sẽ mổ xẻ một số vấn đề như Việt Nam đã cam kết gì trong TPP về sở hữu trí tuệ? So sánh những cam kết trong TPP với EVFTA; Pháp lật Việt Nam chưa đáp ứng được các cam kết ở những điểm nào? Mức độ khác biệt và tác động tới doanh nghiệp ra sao?
Bên cạnh đó, tại hội thảo, các chuyên gia cũng sẽ hiến kế những giải pháp thực thi cam kết, cách thức sửa đổi cụ thể để đảm bảo tuân thủ các cam kết theo hướng có lợi cho doanh nghiệp...
Việc đàm phán, ký kết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Việt Nam đang đứng trước sức ép cũng như cơ hội to lớn để cải thiện một bước thể chế kinh tế và pháp luật chính sách thương mại đầu tư theo những chuẩn mực quốc tế mới, trong đó có các vấn đề về Sở hữu trí tuệ.
Trên thực tế, Sở hữu trí tuệ cũng là lĩnh vực mà đối tác thương mại lớn, đặc biệt là TPP và EU, rất quan tâm và có các đòi hỏi cao. Một mặt, điều này cho thấy nếu Việt Nam có những điều chỉnh hợp lý trong lĩnh vực này thì khả năng thu hút đầu tư sẽ được tăng cường mà không phụ thuộc vào thời điểm có hiệu lực của các Hiệp định. Mặt khác, từ góc độ một nước đang phát triển, việc nâng cao các tiêu chuẩn bảo hộ Sở hữu trí tuệ theo các tiêu chuẩn trong EVFTA và TPP đặt ra những thách thức lớn cho Việt Nam cả về pháp luật và chi phí tuân thủ.
Do đó, cần thiết phải rà soát sự tương thích của pháp luật Việt Nam với các cam kết TPP, EVFTA về Sở hữu trí tuệ, tìm kiếm các giải pháp bảo đảm đồng thời các mục tiêu thu hút đầu tư, thực thi cam kết và hỗ trợ các nhóm chủ thể ở Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 24/1/2025: Tiếp tục tăng
Giá nông sản ngày 24/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục tăng mạnh
TP Hồ Chí Minh: Gần 1.000 sản phẩm OCOP quy tụ tại phiên chợ 'Tết xanh - Quà Việt'
Tỷ giá hôm nay 24/1: Giá ngoại tệ ghi nhận xu hướng trái ngược
Một mặt hàng xuất sang Philippines tăng mạnh, đạt 2,6 tỷ USD
Lợi nhuận trước thuế FPT Retail vượt kế hoạch năm 2024