Chân dung

Say mê nghiên cứu thơ Bác và chữa bệnh gút

(DNHN) - Ông cởi mở tiếp tôi và cho biết: Ông đam mê những tác phẩm văn học của Bác Hồ từ những ngày còn theo học Khoa Văn của trường Đại học Tổng hợp

Mười cuốn sách dày dặn nghiên cứu, thẩm bình thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh của nhà giáo – nhà phê bình, nghiên cứu văn học Lê Xuân Đức cho ra mắt bạn đọc trong 10 năm do các nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Văn học, Giáo dục, Thanh niên, Quân đội nhân dân… ấn hành là một kỷ lục hiếm. Ít ai nghĩ rằng đó lại là công sức làm việc của một người đã ở vào tuổi xưa nay hiếm.

Một chiều đầu đông, tôi đến thăm phòng làm việc của ông tại bán đảo Linh Đàm với bốn bề ba bên đều là những giá sách cao ngất như một thư viện thu nhỏ.

 

Ông cởi mở tiếp tôi và cho biết: Ông đam mê những tác phẩm văn học của Bác Hồ từ những ngày còn theo học Khoa Văn của trường Đại học Tổng hợp.

 

Khi ra trường, ông giảng dạy ở trường Đại học Sư phạm Vinh, quê hương của Bác, cũng chính là cái nôi Cách mạng Xô viết Nghệ - Tĩnh nên càng thôi thúc ông  tìm hiểu và nghiên cứu về Bác và thơ của Người. Sau này khi về dạy chuyên văn ở trường Chuyên Thanh Hóa, rồi trở thành  Phó Chủ tịch thường trực Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa, và nhà văn của Hội Nhà văn Việt Nam, ông có thêm nhiều cơ hội và thời gian tích lũy, nghiên cứu thơ Bác.

 

Được nhân dân tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội khóa VIII và là Vụ trưởng Vụ Văn hóa, Giáo dục VP Quốc hội, tuy công việc nhiều nhưng ông vẫn thầm lặng sưu tầm tài liệu về Bác và viết một số bài về thơ Bác đăng trên các báo.

 

Năm 1997, ông bị đau chân, ngón chân cái sưng nóng đỏ và đau dữ dội mà không rõ nguyên do. Chỉ đến khi bệnh phát nặng, chân đau không thể đi lại nổi, ông đến Bệnh viện Việt Xô khám mới hay nồng độ acid uric trong máu tới 7,5- cao hơn bình thường rất nhiều. Kết quả cho thấy ông đã bị mắc bệnh gout.

 

Năm 2001, ông nghỉ hưu, đây là thời điểm ông dành toàn bộ thời gian cho việc trị bệnh và dồn tâm huyết vào đam mê nghiên cứu thơ Bác. Khắp từ Bắc đến Nam, từ TP.Hồ Chí Minh, Quảng Bình, Bình Thuận, Quảng Ninh, Việt Bắc,… không nơi đâu nghe có thuốc hay chữa gout là ông không đặt chân đến. Hành trang theo ông là những cuốn sách, tài liệu về Bác Hồ và thơ của Người.

 

Mỗi lần sau một chuyến đi trở về, những tài liệu đó ngày một đầy thêm lên nhưng bệnh của ông thì chẳng hề thuyên giảm, dù các loại thuốc Nam dạng bột, thuốc ngâm rượu, thuốc dạng sắc…ông đều dùng.

 

Biết được tác hại của colchicine nên ông cũng chỉ dám uống cầm chừng khi cơn gout cấp tái phát đau không chịu nổi, còn bản thân thì vẫn tâm niệm rằng phải chữa dứt điểm thì mới duy trì được sức khỏe lâu dài để làm việc. Mỗi khi đọc thơ Bác, càng ngẫm ông càng thấy sâu xa, là tấm gương cho ông vượt lên bệnh tật để nghiên cứu và tiếp thêm nghị lực để ông kiên trì tìm thuốc chữa bệnh, quyết không để bệnh tật làm gục ngã.

 

Trời không phụ lòng người, sau những cố gắng vượt lên bệnh tật để sống, làm việc và cống hiến, may mắn ông đã gặp lại cô học trò trường chuyên Thanh Hóa- DS. Lê Thị Bình- nhân một buổi về thăm trường cũ giữa năm 2011. Cô trò đó vốn là cháu ngoại của Bà Giằng ở xứ Thanh, nổi tiếng với bài thuốc Phong Tê thấp Bà Giằng.

 

Hiện giờ, cô là Tổng giám đốc Công ty Dược phẩm Tâm Bình. Thầy trò mừng rỡ sau bao năm gặp lại. Biết thầy bị bệnh, DS. Bình đã đến tận nhà biếu thầy sản phẩm do cô nghiên cứu, sản xuất- Viên Gout Tâm Bình, sản phẩm được phát triển từ bài thuốc Đông y gia truyền kết hợp với khoa học y dược hiện đại.

 

Ông uống Viên Gout Tâm Bình thấy rõ hiệu quả, không những không thấy mệt như các thuốc khác mà người lại khỏe ra, bệnh bớt dần, các cơn đau thưa đi, thời gian bị đau cũng rút ngắn.

 

Sau hơn hai tháng sử dụng, các cơn đau gout không còn xuất hiện nữa, sức làm việc của ông tốt hơn hẳn. Đi khám bệnh, chỉ số acid uric xuống còn 3,8- mức của người bình thường, ông biết mình đã thoát khỏi bệnh gút. Đi chữa khắp nơi chẳng đâu vào đâu, sống chung với căn bệnh gout suốt 14 năm cuối cùng lại khỏi được bệnh nhờ thuốc nam của một cô học trò- ông cũng không ngờ cô học trò Bình lại giỏi đến vậy.

 

Có sức khỏe, ông dồn tâm sức viết cuốn sách thứ 11 về thơ Bác Hồ của mình. Không ngày nào ông ngủ trước 12 giờ đêm, để cuốn sách kịp xuất bản vào tháng 12. Ông cho biết: cuốn sách ra đời sẽ giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về Bác và thơ Bác.

 

Ông tâm sự: Nhờ Viên Gout Tâm Bình mà khỏi bệnh và có cơ hội  giúp thêm nhiều người. Ông đã mua Viên Gout Tâm Bình gửi cho bạn bè, người thân ở xa bị bệnh dùng thì đều có hiệu quả rõ rệt. Ông cũng chia sẻ với các bệnh nhân gout về điều trị để họ biết tìm sản phẩm tốt, có hiệu quả mà chữa bệnh.

 

Ông tâm niệm: Biết điều tốt, làm điều tốt mà không chia sẻ là vi phạm đạo đức. Làm được việc gì mà mình thấy tốt cho người khác là ông làm, huống hồ việc chịu đựng bệnh gout là cả một sự đau đớn, khổ sở nên biết và giúp được ai thì ông hết sức.

 

Chỉ một tâm sự nhỏ ấy của Nhà giáo – Nhà văn Lê Xuân Đức nhưng khiến tôi ngộ ra một điều vì sao ông được dân tín nhiệm bầu là đại biểu Quốc hội.                                 

 

 


 Kim Xuân

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo