Sẽ xác định rõ vai trò của doanh nghiệp nhà nước
Quy định này được nêu rõ tại dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang hoàn thiện, chỉnh sửa.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng hiện Luật Doanh nghiệp chưa quy định về mục đích hoạt động và giới hạn phạm vi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước phù hợp với vai trò, chức năng của nhà nước nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Chưa quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của Chính phủ nói chung trong vai trò đại diện chủ sở hữu theo ủy quyền của Quốc hội.
Bên cạnh đó, chưa quy định đặc thù trong tổ chức, hoạt động và quy trình ra quyết định đối với hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nhà nước và mối quan hệ giữa cơ quan chủ sở hữu nhà nước và người trực tiếp đại diện quyền chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp…
Hàng loạt khiếm khuyết nói trên đã góp phần làm cho giám sát, đánh giá nội bộ của chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp trở nên lỏng lẻo và kém hiệu lực...
Vì vậy, tại dự thảo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất bổ sung thêm Chương VII về doanh nghiệp nhà nước. Chương này bao gồm 31 điều khoản, được chia thành 3 mục.
Mục I bao gồm 8 Điều, từ Điều 168 đến 175, quy định về nội dung cơ bản sau: Xác định rõ vai trò và sứ mệnh của khu vực doanh nghiệp nhà nước và từng doanh nghiệp nhà nước (Điều 170 dự thảo Luật). Xác định nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước trong doanh nghiệp (Điều 171 dự thảo Luật).
“Mỗi doanh nghiệp có một cơ quan đại diện chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Quốc hội trong việc thực hiện các quyền chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp đó. Và không can thiệp và áp đặt mệnh lệnh hành chính vào hoạt động kinh doanh; đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật”, Điều 172 đến 175 dự thảo Luật nêu rõ.
Trước đó liên quan đến hoạt động của các DNNN, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh từng bày tỏ “chắc chắn phải đổi mới theo hướng thị trường hóa”. Theo đó, không áp đặt những ý muốn chủ quan mà phải tuân theo quy luật thị trường, mọi thành phần kinh tế đều phải được tiếp cận nguồn lực của đất nước một cách công bằng, bình đẳng.
“Đó là quy chế để làm ra thể chế. Không phải cứ phân bổ để mấy ông DNNN chiếm hết tất cả. Các quặng apatit do tổng công ty Hóa chất quản lý, không ai được động đến. Rất nhiều DN tư nhân gặp tôi bảo tôi làm tốt hơn, cho tôi quản cái mỏ này, tôi bảo: “Tôi bó tay, không thể làm được”.
Dầu khí do ông dầu khí giữ, điện ông điện giữ... Ông giữ hết nhưng chắc gì ông đã làm tốt hơn? Tiếp cận nguồn lực phải công bằng, ai làm tốt nhất sẽ được làm để mang lại lợi ích cho đất nước”, ông Vinh thẳng thắn.
Về việc cổ phần hóa, cơ cấu các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, ông Vinh cho biết, đến thời điểm này tất cả đã xong phương án cổ phần hóa.
Thủ tướng cũng đã quyết liệt yêu cầu từ nay đến 2015 các tập đoàn, DNNN phải cơ bản thoái vốn, cơ cấu lại.
Và dư luận mong rằng, việc sửa Luật doanh nghiệp “chặt” hơn cũng là cách để các “ông lớn” làm tốt hơn khi dùng vốn Nhà nước đi buôn.
Như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng từng nhắc Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) là: “Đừng để xảy ra việc gì mang tai tiếng cho DNNN, không chỉ là uy tín của PVN mà còn là uy tín của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Các đồng chí đã thấy có bao nhiêu vụ việc xảy ra, tuy là con sâu làm rầu nồi canh”, Thủ tướng nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'