Sếp điện lực lý giải chuyện lỗ lãi của ngành
Ông Nguyễn Phúc Vinh - TGĐ Tổng công ty điện lực miền Bắc: "Trong vài năm vừa qua các nhà máy thủy điện nhỏ được đầu tư xây dựng nhiều nhưng hoạt động chưa hiệu quả, lại gây nhiều tổn thất, chi phí đầu tư xây dựng lớn. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho lợi nhuận của ngành điện giảm xuống".
Đây là giải thích của ông Nguyễn Phúc Vinh - TGĐ Tổng Công ty điện lực miền Bắc về vấn đề lỗ lãi của ngành điện năm 2013.
PV: Trong năm 2013 giá điện liên tục tăng, lượng điện xuất khẩu cũng rất lớn tuy nhiên vừa qua tập đoàn điện lực vẫn công bố lãi không cao, vì sao vậy, thưa ông?
Ông Nguyễn Phúc Vinh: Đây là năm đầu tiên điện lực có lãi, đây cũng là một sự nỗ lực để đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung. Từ thường xuyên lỗ đến có lãi cũng là một sự cố gắng. Thực ra chúng ta đều biết trong vài năm vừa qua các nhà máy thủy điện nhỏ được đầu tư xây dựng nhiều nhưng hoạt động chưa hiệu quả, lại gây nhiều tổn thất, chi phí đầu tư xây dựng lớn. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho lợi nhuận của ngành điện giảm xuống. Thứ hai, mặc dù lượng điện xuất khẩu lớn nhưng lượng điện nhập khẩu cũng không nhỏ và giá thành còn cao hơn, ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như tổn thất điện năng toàn hệ thông cao hơn các năm trước ...
PV: Với giá điện mà tổng công ty bán cho người dân như hiện nay cũng không phải là rẻ, ngành điện cũng đã công bố có lãi, tuy nhiên hệ thống điện, nhất là hệ thống điện lưới nông thôn vẫn còn dang dở, nhiều nơi vẫn chưa có điện, chưa đủ điện sản xuất. Ông giải thích thế nào về vấn đề này?
Ông Nguyễn Phúc Vinh: Trước đây mạng lưới hạ thế là do địa phương đứng ra xây dựng cho nên thủ tục tiếp nhận còn nhiều rắc rối chúng tôi dự định năm 2014 sẽ xong toàn bộ mạng lưới điện nông thôn. Nguyên nhân thứ hai là vốn đầu tư hàng năm, chúng tôi đang cần các nguồn vốn vay ODA tương đối dài hạn để tiếp tục cải tạo, nâng cấp mạng lưới điện nông thôn theo quy định. Tôi nghĩ trong vòng từ 3 đến 5 năm tới mới hoàn chỉnh được mạng lưới điện nông thôn đảm bảo chất lượng.
PV: Nguyên nhân do đâu mà tiến độ còn chậm có phải là do thiếu vốn không, thưa ông?
Ông Nguyễn Phúc Vinh: Do địa hình, mật độ phụ tải ở khu vực miền Bắc, đặc biệt là nông thôn miền núi trải rất rộng và truyền tải không tập trung, đường dây phân phối từ trung áp đến hạ áp rất dài. Vì vậy phải tính toán mức độ đầu tư hợp lý, cùng với quy hoạch dân cư của các tỉnh. Chúng tôi không thể kéo dài mãi vài ba đường dây hạ thế cho một số gia đình ở trên núi.
PV: Được biết, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc có góp vốn vào một số đơn vị từ truyền hình cáp cho đến một số công ty thủy điện, đây có phải là hình thức đầu tư quá dàn trải trong khi nhà nước đang khuyến khích các tập đoàn, tổng công ty thoái vốn ngoài ngành để đầu tư có hiệu quả hơn?
Ông Nguyễn Phúc Vinh: Việc này là thực hiện theo chuyên môn là quản lý vận hành và kinh doanh điện năng cho nó tốt hơn.
Về truyền hình cáp thì chúng tôi đang từng bước chuyển giao cho VTC. Đối với thủy điện chúng tôi vẫn đang tiếp tục đầu tư, tiếp tục khai thác quản lý vận hành hệ thống các nhà máy thủy điện mà chúng tôi đang đầu tư xây dựng. Những đơn vị này đang bắt đầu hoạt động có hiệu quả và đem lại lợi nhuận.
Như Trâm (Thực hiện)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024)
Cột tin quảng cáo