Sếp EVN: Chi sai lương tiền tỷ, ô tô vượt chế độ
Đề xuất xử lý số tiền hơn 8 tỉ đồng, gồm hơn 3 tỉ đồng do thẩm định tiền lương của HĐTV, TGĐ EVN năm 2010 chưa đúng, hơn 5 tỉ đồng do mua xe ô tô vượt định mức quy định tại EVN và EVN SPC.
Sáng nay 10/1, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức họp báo về công tác quý IV, 2013, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng chủ trì buổi họp báo. Tại buổi họp báo, ông Lượng cũng cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với kết luận thanh tra tại EVN của Thanh tra Chính phủ.
Theo đó, yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Xây dựng rà soát khoản chi phí xây dựng khu nhà ở, nhà quản lý vận hành của ngành điện, trong đó có 6 dự án nguồn điện nêu trong kết luận thanh tra, cũng như đối với các nhà máy, khu công nghiệp khác, có hướng dẫn cụ thể và phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2/2014.
Đồng thời đề xuất xử lý số tiền hơn 8 tỉ đồng, gồm hơn 3 tỉ đồng do thẩm định tiền lương của HĐTV, Tổng giám đốc EVN năm 2010 chưa đúng, hơn 5 tỉ đồng do mua xe ô tô vượt định mức quy định tại EVN và EVN SPC.
Bộ Công thương khẩn trương ban hành khung giá phát điện và khung giá bán buôn điện theo chức năng quản lý nhà nước được giao trong Luật Điện lực. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn việc EVN xử lý khoản nợ tiền điện với PVN phù hợp với các quy định hiện hành theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trả lời báo chí về việc EVN cho Nhà máy nhiệt điện Phả Lại vay hàng nghìn tỷ đồng với lãi suất ưu đãi, sau đó EVN lại vay nhà máy này với lãi suất cao, ông Ngô Văn Khánh, Phó tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, về mặt tổng quan, các thông tin trước đây TTCP đã nêu và trao đổi trực tiếp với một số báo, kết luận không có gì thay đổi. Tuy nhiên có nhiều nội dung sau khi có kết luận của Thủ tướng, những việc rõ hơn, có việc Thủ tướng đã chỉ đạo rõ hơn, có việc ở cuộc làm việc EVN, Bộ Công thương, liên quan có giải trình thì Thủ tướng cũng đã có kết luận và được thể hiện trong thông cáo báo chí, gồm 2 nội dung: kết luận thanh tra và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.
“Việc cho vay và đi vay lại giữa công ty mẹ với các đơn vị thành viên trong tập đoàn, về mặt kết luận không có gì vi phạm và thực chất nó là cái gì, lãi suất cao và lãi suất thấp đề nghị EVN trả lời. Việc bù lỗ của công ty mẹ cho các đơn vị thành viên, có câu chuyện giao kế hoạch của công ty mẹ và đơn vị thành viên có cái chỉ tiêu. Qua thanh tra thấy quy trình giải quyết của tập đoàn là quy trình khép kín nên các khâu, đoạn về tài chính tích hợp nhiều yếu tố khác nhau. Bù lỗ cho điện hiện nay rất lớn và trong năm nay có chấp nhận bù lỗ, đặc thù của quá trình sản xuất cung ứng điện. Đó là điều bình thường trong tổ chức sản xuất điện. Vấn đề về lương, tiền lương của lãnh đạo EVN đã thể hiện rõ trong kết luận rồi”, ông Khánh nói.
Đại diện EVN, Phó Tổng giám đốc EVN Đinh Quang Tri giải thích: Việc cho Phả Lại vay vốn với lãi suất thấp và sau đó vay lại với lãi suất cao, hiện tượng này là đúng và thực tế đang xảy ra. Xuất xứ từ việc, trước đây hạch toán thuộc EVN, sau khi Chính phủ cổ phần hóa, EVN tiến hành đánh giá lại tài sản, cổ phần hóa, và chuyển công ty này công ty cổ phần và hoạt động theo luật doanh nghiệp. Khoản vay của EVN với lãi suất thấp chưa tới 2%, Chính phủ cho EVN vay lại của Bộ Tài chính, khi chuyển Phả Lại thành công ty cổ phần thì về mặt pháp lý thì EVN phải cho Phả Lại vay lại.
Lúc EVN đầu đề xuất Bộ Tài chính cho Phả Lại vay trực tiếp nhưng Bộ Tài chính không đồng ý. Khi Công ty Phả Lại hoạt động thành công ty cổ phần, một số năm họ có lãi lớn, những năm nào thiếu điện, EVN đều yêu cầu các nhà máy này chạy với công suất lớn, chính vì thế doanh thu tăng vọt, và có lợi nhuận. Thời gian trả nợ được kéo dài theo ODA, dư vốn khấu hao chưa tiêu dùng hết và được quyền cho ngân hàng sử dụng với lãi suất cao và cho doanh nghiệp vay lại.
Ông Đinh Quang Tri lý giải việc cho EVN vay lại, "Chính phủ cho phép EVN được huy động của công ty con. Và thỏa thuận theo lãi suất của ngân hàng và tính ra vẫn rẻ hơn khi vay ngân hàng để đầu tư dự án mới. Thỏa thuận với công ty Phả Lại để vay đầu tư vào các dự án về nguồn điện ở Thủy điện Sơn La và Bản Vẽ. Có chuyện lãi suất của Phả Lại cho vay cao hơn rất nhiều so với EVN cho Phả Lại vay. Việc cổ phần hóa tạo ra một câu chuyện có những pháp nhân mới, trong đó các cổ đông là các tổ chức tài chính quốc tế và lãi suất phải theo thỏa thuận".
Thứ hai một số công ty con bù lỗ. Thực chất các tổng công ty lỗ hơn 3 nghìn tỉ đồng, bản thân EVN năm 2011 lỗ gần 3.000 tỉ đồng và các công ty con lỗ. Khâu sản xuất và tiêu thụ điện xảy ra đồng thời. Khi các hộ tiêu thị thụ tiêu dùng tăng thì bắt buộc EVN phải mua tăng lên, vào ban đêm thì phải hạ tải xuống.
EVN không điều khiển được giá thị trường do cung cầu quyết định, giá của các nhà máy quyết định. Thị trường đã như thế thì gấp cả trăm lần cũng phải chịu. Ở Việt Nam thì Chính phủ chỉ đạo phải điều tiết, ổn định giá điện. Đối với trong nước, Chính phủ cũng chỉ đạo các đơn vị nào giá thành thấp thì phải bán cho EVN giá thành thấp. Được giá tương đối rẻ do chính sách của Chính phủ và Bộ Công thương tận dụng nguồn điện giá rẻ và kích thích để nhiều đơn vị vào thì giá mới rẻ được.
Ông Ngô Văn Khánh nói thêm: “EVN cho Phả Lại vay là câu chuyện vay ODA, tập đoàn phải đứng ra lo trong toàn hệ thống. Cái này khác nhau. Không thể đơn thuần đi vay về rất thấp, và cho vay lại lãi suất cao”.
InforNet
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Giám sát chặt chẽ việc lập hóa đơn điện tử kinh doanh, bán lẻ xăng dầu
Giá ngoại tệ ngày 27/12/2024: Đồng USD giảm giá
TP Hồ Chí Minh: Đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa cho thị trường Tết 2025
Giá vàng thế giới ngày 27/12/2024: Tăng nhẹ trong bối cảnh thị trường giao dịch trầm lắng
Giá heo hơi ngày 27/12/2024: Diễn biến trái chiều với nhiều biến động
Mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng 12% có khả thi?
Cột tin quảng cáo