Siết quản lý, kiểm tra xuất xứ xăng dầu nhập khẩu
Hoạt động này nhằm thực hiện theo quy định tại các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết và thực thi, cũng như các Thông tư hướng dẫn có liên quan của Bộ Công Thương, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính và Quyết định số 4286/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Công văn số 1532/TCHQ-GSQL cũng hướng dẫn các trường hợp trong quá trình thực hiện.
Cụ thể, khi có nghi vấn liên quan đến tính hợp lệ của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), các thông tin khai báo C/O hay xuất xứ thực tế của hàng hóa nhập khẩu thì Cục Hải quan các tỉnh, thành phố phải gửi báo cáo và hồ sơ liên quan về Tổng cục Hải quan để tiến hành xác minh.
Những nghi vấn tập trung vào các khả năng như: Có dấu hiệu giả mạo chữ ký, con dấu C/O, sự không phù hợp giữa thông tin về hàng hóa khai báo trên C/O và chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan, nghi ngờ về tiêu chí xuất xứ khai báo trên C/O hay qua kiểm tra thực tế (nếu có) phát hiện xuất xứ thể hiện trên hàng hóa khác so với khai báo, quy định về vận chuyển trực tiếp…
Đối với trường hợp hàng hóa có C/O và đã được hưởng thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt nhưng có dấu hiệu gian lận, vi phạm quy định thì các đơn vị chủ động tổ chức kiểm tra sau thông quan và báo cáo kết quả về Tổng cục Hải quan.
Chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu nói trên của Tổng cục Hải quan được đánh giá là cần thiết và kịp thời trong bối cảnh hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại có chiều hướng tăng cao và diễn ra phức tạp, tinh vi thời gian gần đây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá heo hơi ngày 15/11/2024: Tiếp tục tăng giá tại một số tỉnh phía Nam
Giá nông sản ngày 15/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng, hồ tiêu giảm giá
MSB đầu tư chiến lược vào nền tảng ngân hàng tương tác
Các chủ nhân căn hộ The Diamond Residence chính thức nhận sổ hồng
Giá ngoại tệ ngày 15/11/2024: USD duy trì đà tăng
Sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cho cuối năm và Tết