Siêu tàu sân bay "USS Gerald Ford" đắt nhất lịch sử Mỹ sắp trực chiến
Hải quân Mỹ cho biết, tính đến nay siêu tàu sân bay USS Gerald Ford đã được hoàn thiện tới 99%. Theo báo cáo, các kĩ sư đã xử lý các vấn đề công nghệ và hoàn thiện hệ thống kĩ thuật của tàu Gerald Ford, vì vậy Hải quân Mỹ có thể lên kế hoạch thử nghiệm và đưa vào hoạt động.
Nhà máy đóng tàu sẽ thử nghiệm tàu sân bay USS Gerald R. Ford trên biển vào tháng 3 và có thể được đưa trở lại xưởng để khắc phục sự cố phát sinh. Hải quân Mỹ sẽ chạy thử nghiệm tàu vào tháng 4 trước khi chính thức nhận bàn giao cùng tháng này.
Chủ tịch Ủy ban quân vụ Mỹ John McCain cho rằng chi phí đóng tàu sân bay USS Gerald R. Ford ước tính khoảng 12,9 tỷ USD, vượt 20,5 % so với ngân sách dự kiến ban đầu. Những nhà phê bình cũng cho rằng việc đóng một con tàu lớn và đắt đỏ như vậy là không cần thiết bởi tàu sân bay là một mô hình đã lỗi thời.
Khi được triển khai, USS Gerald R. Ford sẽ tăng số lượng tàu sân bay hoạt động của Hải quân Mỹ lên con số 11, trở thành hạm đội lớn nhất trên thế giới. Năm 2009, Hải quân Mỹ đã biên chế tàu sân bay USS George H. W. Bush có chi phí 6,1 tỷ USD.
Tàu sân bay Gerald Ford nặng 100.000 tấn, dài 335m, được đặt tên theo Tổng thống thứ 38 của Mỹ, Gerald Rudolph Ford, Jr.Khi tàu Gerald Ford đi vào hoạt động, Hải quân Mỹ sẽ sở hữu tổng cộng 11 tàu sân bay, là lực lượng hải quân lớn nhất thế giới. Hải quân Mỹ có kế hoạch chế tạo tổng cộng 10 tàu sân bay lớp Ford.
Năng lực chiến đấu của tàu USS Gerald R. Ford được đánh giá là rất xuất sắc. Tên lửa phòng không Evolved SeaSparrow (ESSM) của USS Gerald R. Ford có nhiệm vụ bảo vệ con tàu khỏi mối đe dọa từ các tên lửa diệt hạm tốc độ cao. USS Gerald R. Ford còn được bảo vệ khỏi các mối đe dọa nhờ tên lửa phòng không tầm ngắn Rolling Airframe (RAM)
Ngoài ra, USS Gerald R. Ford còn được lắp đặt nhiều tháp súng máy và súng nòng xoay Gatling, đồng thời có khả năng mang theo 75 chiến đấu cơ sẵn sàng xuất kích bất cứ lúc nào.
End of content
Không có tin nào tiếp theo