Singapore tiến bước thần tốc
Singapore được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Hòn đảo này đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến mình thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu và Châu Á, với một nền kinh tế đa dạng, năng động và nhạy cảm kinh doanh.
Nền kinh tế Singapore tăng trưởng hơn các nhà phân tích ước tính trong quý III, tăng thêm bằng chứng cho thấy sự phát triển toàn cầu hóa ngày càng được tăng, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, cũng như mở rộng thương mại trung gian của hòn đảo này. Theo đuổi đường lối kinh tế tư bản, sự phát triển của Singapore giảm thiểu được tối đa tính can thiệp của Chính phủ vào kinh tế. Môi trường kinh doanh mở, tham nhũng thấp, minh bạch tài chính cao, giá cả ổn định và có GDP bình quân đầu người thuộc top cao nhất thế giới là thành công của Singapore mà bất kỳ quốc gia nào cũng mong muốn đạt được.
Tổng sản phẩm quốc nội tăng 1,2 % hàng năm trong quý 3 và như Bộ Thương mại cho biết trong một tuyên bố gần đây: “Mặc dù đây là một kết quả khá khiêm tốn, nhưng nó ổn định.” Các ngân hàng Trung ương, trong đó có sử dụng đồng đo la Singapore để quản lý áp lực giá cả và duy trì biên độ giao động của đồng tiền.
Sản lượng sản xuất của Singapore được hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế ngay sau khủng hoảng. Chính phủ đã thực hiện một kế hoạch 10 năm để giảm sự phụ thuộc vào lao động giá rẻ nước ngoài, cũng như rất tinh tế trong việc sử dụng máy móc kỹ thuật nhằm giảm sự thiếu hụt lao động và giảm bớt chi phí tiền lương. Theo số liệu công bố gần đây nhất cho thấy xuất khẩu của Singapore sang thị trường Châu Mỹ, Châu Âu và Đông Nam Á tăng so với cùng kỳ năm trước.
“Việc quay vòng tuần tự khép kín từ sản xuất, thương mại trung gian cho tới xuất khẩu là một sự cải thiện lớn trong quy mô hướng tới giao thương toàn cầu. Các tổ chức chính sách đã ưu tiên cho cần bằng về đề xuất để rủi ro lạm phát không trở nên quá cao.” Ông Vishnu Varathan, nhà kinh tế Singapore có trụ sở tại Mizuho Bank Ltd cho biết như vậy.
Giá tiêu dùng của Singapore tăng 0,9% trong tháng tám so với một năm trước đó, chậm hơn so với tốc độ 1,2% trong tháng 7. Các ngân hàng Trung ương đã cắt giảm dự báo lạm phát trong năm nay từ 1, 5% đến 2% xuống còn từ 1% đến 1,5%. Tuy nhiên ước tính vào năm 2015 nó có thể tăng từ 0,5% đến 1,5%.
Đồng đô la Singapore tăng 0,2% so với đồng đô la Mỹ, mặc dù vậy đồng tiền vẫn bị suy yếu khoảng 0,6% tính đến thời điểm này trong năm nay.
Nền kinh tế mở rộng và phát triển 2,4% trong quý ba so với năm trước, sau khi tăng trưởng với tốc độ tương tự ba tháng trước. Bộ thương mại cho biết: Ước tính trung bình trong một khảo sát của Bloomberg cho thấy đã tăng 2,7%. Trong khi đó chính phủ đã dự báo tăng trưởng từ 2,5 đến 3,5% trong năm nay.
Cơ quan tiền tệ Singapore cũng đã hạ thấp mức dự báo lạm phát của cả năm 2014 xuống thấp hơn 2,0% đồng thời lý giải mức giảm này là do chi phí nhà ở và giá xe giảm xuống. Trên thực tế lạm phát giá tiêu dùng của Singapore trong nhưng tháng gần đây đã giảm xuống mức thấp nhất. Theo ông Menon (giám đốc điều hành cơ quan tiền tệ Singapore MAS) cho biết, cơ quan tiền tệ Singapore sẽ thực hiện các chính sách tiền tệ để cố gắng giữ mức lạm phát không vượt quá 2,5%/ năm.
“Nền kinh tế Singapore vẫn tăng trưởng với một tốc độ vừa phải trong các quý trước.” MAS cho biết trong một tuyên bố gần đây. “Lạm phát lương có thể vẫn còn tương đối vững chắc, và các doanh nghiệp trong các lĩnh vực liên quan đến thực phẩm và một số dịch vụ có thể tiếp tục chịu chi phí tăng lên”.
Như vậy có thể thấy, sản xuất của Singapore tăng 1,2% hàng năm trong quý III, lạm phát về tiêu dùng giảm xuống thấp hơn so với ước tính, kinh tế mở rộng và phát triển 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái... cho thấy Singapore vẫn đang trên đà tăng trưởng một cách vững chắc dù tình hình kinh tế toàn cầu đang trong vòng ảm đảm. Có lẽ đây là một nỗ lực không hề nhỏ của các nhà chính sách và quản lý tiền tệ của nước này.
Để duy trì vị thế quốc tế của mình và giữ vững sự thịnh vượng, phát triển kinh tế, Singapore đã thực hiện tốt các biện pháp thúc đẩy sự đổi mới, khuyến khích tinh thần kinh doanh, đào tạo lực lượng lao động và thu hút nhân tài nước ngoài. Những biện pháp trên đã giúp Singapore vững vàng ổn định và tiếp tục đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động.
Minh Châu (theo Bloomberg)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giảm phát thải carbon, bước đệm vào nền kinh tế xanh toàn cầu
Chính thức: Hộ cá nhân có doanh thu dưới 200 triệu đồng được miễn thuế VAT
Giá vàng trong nước ngày 27/11: Vàng miếng SJC, vàng nhẫn tăng nhẹ
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo đạt 7%
Chốt áp thuế VAT 5% đối với phân bón
Giá ngoại tệ ngày 27/11/2024: Tỷ giá USD giữ đà ổn định
Cột tin quảng cáo