SJC là nhãn hiệu của Nhà nước
Vì sao chọn SJC?
Theo ông Nguyễn Văn Bình, vì hiện nay đã có hàng trăm tấn vàng mang thương hiệu SJC. Đây cũng là nhãn hiệu được thị trường trong và ngoài nước công nhận. Do vậy dùng luôn thương hiệu này làm nhãn hiệu vàng quốc gia, Ngân hàng Nhà nước cùng lúc đạt được hai mục tiêu là giữ vững sự độc quyền trong sản xuất kinh doanh vàng miếng, đồng thời tiết giảm được chi phí.
“Khi có điều kiện, thương hiệu vàng SJC sẽ được đổi tên thành vàng SBV (tên viết tắt tiếng Anh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - State Bank of Vietnam)” - ông Bình nói. Thời gian tới, hoạt động sản xuất kinh doanh vàng miếng của Công ty SJC sẽ thuộc sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài ra, Công ty SJC còn là đơn vị 100% vốn nhà nước, trực thuộc Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh. Vàng miếng SJC chiếm hơn 90% thị phần cả nước. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã bàn với Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh và thống nhất phương án này.
Thống đốc cho biết Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng đề án huy động vàng trong dân cư để phục vụ quốc kế dân sinh. Việc huy động này dựa trên nguyên tắc bảo vệ các quyền sở hữu, mua bán, gửi ở nơi an toàn và có khả năng sinh lãi của người dân.
Truy đến cùng
Trong phiên chất vấn sáng 25/11. Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định doanh nghiệp đã tiếp cận được vốn với lãi suất
16-18%/năm, nhưng các đại biểu lại dẫn thực tế trái ngược. Có đại biểu đề nghị Ngân hàng Nhà nước công bố danh sách doanh nghiệp đã tiếp cận được vốn với lãi suất 16-18%/năm. Trước yêu cầu này, thống đốc đã mời đại biểu đến Ngân hàng Nhà nước để nhận vì... danh sách này nặng đến 10kg.
Tuy nhiên, ông Bình nêu nguyên nhân chính khiến lãi suất cho vay thời gian qua giảm chưa nhiều bởi trước đó các ngân hàng phải huy động lãi suất cao. Một tháng sau khi áp dụng trần lãi suất, ngân hàng đã bắt đầu giảm lãi suất cho vay, hiện lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh xuống khoảng 16-18%/năm, phi sản xuất xuống khoảng 18-21%/năm. Dẫn chứng này của ông Bình đã bị nhiều đại biểu phản bác bằng cách nêu thẳng tên một ngân hàng cổ phần đang cho vay sản xuất kinh doanh với lãi suất 22%/năm.
Liên quan đề xuất thiết lập trần lãi suất cho vay của đại biểu Thân Đức Nam (Đà Nẵng), ông Bình trả lời: “Chúng tôi đã thảo luận nhiều, dưới nhiều góc độ và thống nhất chỉ áp trần lãi suất huy động vì phù hợp hơn với khả năng điều hành chính sách tiền tệ. Nếu áp trần cho vay thì không phân biệt được doanh nghiệp tốt xấu”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận xét Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời thẳng thắn, rõ ràng, tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục. Ông Hùng ghi nhận trong nhiều trường hợp thống đốc đã “khẳng khái nhận trách nhiệm về mình”.
“Không có ngân hàng to đến mức không thể cho đổ vỡ” Ở phần chất vấn bổ sung, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) lo ngại việc tái cơ cấu hình thành ngân hàng quá lớn dẫn đến việc chi phối thị trường. Khi nảy sinh những bất ổn, Ngân hàng Nhà nước không dám cho đổ vỡ vì sẽ ảnh hưởng đến hệ thống. Thống đốc khẳng định: “Trong giai đoạn hiện nay, không có tổ chức tín dụng nào to đến mức độ chúng ta không thể cho đổ vỡ”. Ông dẫn chứng ngân hàng lớn nhất hiện nay là Agribank so với khu vực chưa là gì vì trong khu vực, ngân hàng nhỏ cũng đã có quy mô cỡ 100 tỉ USD. Thanh tra 1.000 vụ nhưng không phát hiện sai phạm Trước đó, trong phần trả lời chất vấn, ông Bình đã nhận trách nhiệm để xảy ra tình trạng “loạn” lãi suất huy động. Đáng chú ý, 1.000 cuộc thanh tra của Ngân hàng Nhà nước trong sáu tháng đầu năm không phát hiện bất kỳ sai phạm nào. Ông Bình thẳng thắn thừa nhận đó là yếu kém, trì trệ của thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước. Không dưới bốn lần trong phần trả lời chất vấn sáng 25/11, với cương vị là người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, thống đốc xin tiếp thu, rút kinh nghiệm từ các câu hỏi truy vấn trách nhiệm của các đại biểu, ngay cả đối với những thiếu sót xảy ra khi ông Bình chưa nắm cương vị thống đốc Ngân hàng Nhà nước. |
Theo TT
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Triết lý “đô thị vị nhân sinh” dẫn lối hành trình kiến tạo đô thị bền vững tại The Global City
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
FID báo cáo sai khoản lỗ
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng