Quốc tế

Sợ Thế chiến III bùng nổ, dân Ấn Độ, Pakisatan tháo chạy khỏi nhà

(DNVN) - Giao tranh trong khu vực Uri giữa Ấn Độ và Pakistan được đánh giá là ác liệt nhất trong suốt 15 năm qua đe dọa phá vỡ hòa bình mong manh trong khu vực. Hàng trăm người dân đã phải bỏ nhà cửa tháo chạy vì sợ chiến tranh bùng nổ.

Hàng trăm người dân ở biên giới Ấn Độ-Pakistan đã phải bỏ nhà cửa tháo chạy vì xung đột leo thang.

Theo Express, các quan chức Ấn Độ cáo buộc, hơn 15 người kể cả dân thường nước này đã thiệt mạng ở khu vực Uri do một số ngôi nhà bị phá hủy bởi đạn pháo mà lính Pakistan bắn. Trong khi đó, phía Pakistan cáo buộc Ấn Độ đã giết hại 12 người dân nước này trong khu vực.

Mô tả về tình hình bạo lực leo thang, ông Nasir Ahmad Naqash, Phó ủy viên của huyện Baramulla thuộc bang Jammu và Kashmir, Ấn Độ cho biết, hơn 1.000 người làng đã bỏ nhà tháo chạy vì các vụ bắn phá. Một số người được chính phủ cấp nơi trú ẩn, trong khi đó nhiều người khác tá túc nhà người thân.

Trong khi đó, ông Shahid Iqbal Chowdhary, một quan chức chính quyền cấp cao ở thị trấn biên giới Rajouri, bang Jammu and Kashmir, Ấn Độ nhấn mạnh, các vi phạm về lệnh ngừng bắn trong khu vực vẫn tiếp diễn kể từ tháng 5 năm ngoái, nhưng đã có sự gia tăng đột ngột vào tháng 1 năm nay. Hơn 600 dân vẫn phải tiếp tục ở lại trong các trại tị nạn vì sợ hãi.

Một người đàn ông ở làng Churunda, gần "Đường kiểm soát" (LoC) ngăn cách Ấn Độ và Pakistan cho biết, một cuộc pháo kích dữ dội hôm 24.2 đã khiến cả nhà ông hoảng sợ và phải tháo chạy khỏi khu vực để bảo toàn tính mạng.

Hiện gia đình ông Nazir Ahmad, 40 tuổi phải sống trong cảnh vô gia cư. Buổi tối, họ ngủ nhờ trong một trường cấp 2 của nhà nước.

 

"Hôm 24.2, chúng tôi nghe thông báo từ phía bên kia cảnh báo dân thường nhanh chóng sơ tán tới những nơi an toàn hơn. Thông báo làm người làng hoảng sợ và họ quyết định tháo chạy. Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm qua, các vụ bắn phá xảy ra ác liệt như vậy", ông Ahmad chia sẻ.

Một cư dân khác sống ở Uri đã cáo buộc cả Ấn Độ lẫn Pakistan đều khiến dân thường trong khu vực phải sống xung đột.

"Chúng tôi không muốn sống giữa những làn đạn khiến cuộc sống của chúng tôi rơi vào vòng nguy hiểm", người này nhấn mạnh.

Liên Hợp Quốc đã phải lên tiếng yêu cầu 2 bên tích cực đối thoại nhằm chấm dứt tình trạng bạo lực dọc biên giới đồng thời ngăn chặn viễn cảnh xung đột có thể bùng lên thành một cuộc chiến toàn diện thảm khốc.

Nên đọc
Việt Trần (theo EP)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo