Xã hội

Soạn thảo luật- phải lấy ý kiến đối tượng tác động

Trong quá trình soạn thảo luật, phải lấy ý kiến của những đối tượng trực tiếp bị tác động. Đây là ý kiến của hầu hết các đại biểu tham dự Tọa đàm “Cơ chế tham vấn nhân dân, tổ chức xã hội, doanh nghiệp trong quy trình lập pháp, lập quy” diễn ra ngày 31/3

Luật mại dâm hỏi người bán dâm

 

"Chúng ta từ trước đến nay cũng đi nước ngoài nước trong, đi hết tất cả rồi nhưng chất lượng làm luật của chúng ta tại sao lại vẫn thấp. Vấn đề ở đây là lý thuyết quy trình lập pháp, tham vấn có hết rồi nhưng tại sao không đi vào cuộc sống.

 

Các cơ quan chủ trì soạn thảo luật lấy ý kiến phải lựa chọn những đối tượng trực tiếp bị tác động", PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, Đại học Luật nói, “đối tượng này chắc chắn phải lấy ý kiến”.

 

Lâu nay chúng ta lấy ý kiến chủ yếu của các cơ quan bộ ngành. Như thế là làm luật theo tư duy thuận lợi cho các cơ quan công quyền chứ không phải dân. Lấy ví dụ như Luật phòng chống mại dâm, “có lấy ý kiến của các cô buôn phấn bán hoa không. Cô đấy có chịu tác động không? Chắc chắn chịu tác động nhưng có ai đi lấy ý kiến của các cô đấy không”, PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến đặt câu hỏi.

 

Do đó, “chúng ta phải lấy ý kiến đầu tiên là những đối tượng bị tác động trực tiếp. Luật ra đời để điều chỉnh họ. Họ là đối tượng chịu trách nhiệm. Còn ý kiến các bộ ngành cũng đúng nhưng nói thật, các bộ ngành thậm chí địa phương cũng rất hình thức”.

 

Chỉ được “nếm”

 

Đánh giá việc lấy ý kiến của các tổ chức, LS.TS Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, pháp luật và phát triển cho rằng, mặc dù trong luật có ghi sự tham gia nhiều bên, nhưng trên thực tế trong quá trình lập đề án xây dựng luật cũng như quá trình dự thảo luật, sự tham gia của các tổ chức xã hội, các hiệp hội doanh nghiệp rất khó khăn và hạn chế.

 

Ngay chính các chuyên gia luật cũng ít khi được cơ quan soạn thảo văn bản tham vấn. Lấy ví dụ Luật đất đai, PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến cho biết, “chưa bao giờ Bộ Tài nguyên mời chúng tôi. May ra soạn ra món hổ lốn rồi mời chúng tôi đến nếm. Trong quá trình nghiêm túc thì không bao giờ mời. Có chăng trong quy định tổ biên tập có các nhà khoa học chẳng qua chỉ là cây cảnh hòn non bộ cho nó vui thôi”.

 

Vẫn theo PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, bên cạnh lấy ý kiến rộng rãi thì cũng phải lấy ý kiến tinh hoa là các chuyên gia. Dù ít nhưng chất lượng vì người ta có lập luận, nghiên cứu.

 

Nêu ra vai trò của việc tham khảo rộng rãi, LS.TS Hoàng Ngọc Giao cho rằng, thực tiễn nếu không có lấy ý kiến, luật pháp không phản ánh được thực tiễn. Nếu lấy ý kiến được thực hiện hiệu quả, sẽ có thông tin hoạch định chính sách.

 

Chưa hiệu quả

 

Thư tế chúng ta vẫn tiến hành lấy ý kiến khi soan thảo văn bản pháp luật. Tuy nhiên đánh giá về trực trạng này, LS.TS Hoàng Ngọc Giao cho rằng “chưa bao giờ hiệu quả”. Lấy ý kiến vaanc mang nặng tính hình thức, đối phó. Luật quy định lấy ý kiến nhưng cơ quan thực hiện lấy ý kiến mang tính hình thực hơn thực chất.

 

Nguyên nhân LS.TS Hoàng Ngọc Giao đưa ra phải biết lấy ý kiến ai, đối tượng liên quan là ai phải xác định được. Đối tượng lấy ý kiến chưa phát huy được sự tham gia. Sự tham gia của tổ chức xã hôi, chuyên gia chưa thành một thiết chế.

 

Phải tạo điều kiện cho người ta tiếp cận thông tin. Hiện nay chưa có quy định này và chưa có thực tiễn. Cung cấp chỉ thuần tuy tung tài liệu lên mạng, không có thuyết minh. Các tổ chức xã hội muốn tham gia ý kiến thì không có tài liệu để nghiên cứu. Như vậy, các nhà làm luật tự thu hẹp cánh cửa của mình.

 

Lấy minh chứng cho việc lấy ý kiến không thực chất, PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến cho biết, “ở địa phương có câu chuyện tỉnh nọ gửi email cho tỉnh kia hỏi bàn góp ý kiến xong cắt dán ý kiến. Thế là xong.

 

Cũng có nơi đưa ra ý kiến cơ quan chúng tôi hoàn toàn nhất trí như dự thảo. Thế lấy ý kiến làm gì. Người góp ý kiến nhiều khi cũng chưa nghiêm túc. Cái đấy cũng phải quy trách nhiệm công vụ”

 

Hay như có những người đại diện cho các vụ không đủ tầm để ngồi. Có những sinh viên mới ra trường 2-3 năm cũng đại diện vụ để đi thẩm định. Ý kiến nông choèn choèn. PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến cho rằng, hội đồng thẩm định phải là các chuyên gia vì đây là gác cửa cho chính phủ.

 

Cần phải đưa người đủ tầm để góp ý kiến. Bao nhiêu ý kiến như kiểu bao cấp. Có bao nhiêu ý kiến ban soạn thảo có thể chắt lọc để lấy ý kiến được, Ý kiến chỉ chung chung.

 

Khi lấy ý kiến nên có thời gian cho người ta đọc. Ví dụ như trường đại học Luật, “bụp” một phát đưa ra dự thảo Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo, đưa hôm trước, hôm sau yêu cầu phải tập hợp ý kiến để hiệu trưởng kí thì ai làm được.

 

Cũng phải đọc, nghiền ngẫm chứ có phải như máy tính gõ ra phát được đâu. Không bao giờ có chất lượng được. Ít nhất phải từ 5-7 ngày. Lệnh như thế thì người ta chỉ làm chống chế. Các ý kiến chủ yếu góp ý về mặt kỹ thuật.

Hồng Trang
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo