Sốc: 30 bé trai Syria bị 1 người hãm hiếp tại trại tị nạn Thổ Nhĩ Kỳ
Tờ BirGün đưa tin, 30 bé trai Syria đã bị hãm hiếp trong nhiều tháng qua tại một trại tị nạn của Thổ Nhĩ Kỳ. Thông tin gây sốc này đưa ra trong bối cảnh có những cáo buộc rằng, Thổ Nhĩ Kỳ không phải là một quốc gia an toàn cho những người tìm kiếm nơi tị nạn.
Tờ báo trên cho hay, 30 bé trai đã bị 1 người lau dọn cưỡng hiếp tại trại tị nạn Nizip ở Antep từ tháng 9 năm 2015 cho đến đầu năm 2016.
Kẻ cưỡng hiếm được xác định là E.E. Tên này thú nhận rằng, hắn đã dụ dỗ các em bé từ 8 đến 12 tuổi để quan hệ tình dục với hắn, đổi lại các bé được hắn cho từ 2 đến 5 Lira (tiền Thổ Nhỗ Kỳ), tương đương 0,7 đến 1,8 USD. Hiện tên đồi bại này đang bị giam giữ chờ ngày đưa ra xét xử.
Ngoài lời thú nhận của E.E, các em bé này còn mô tả chi tiết bị E.E cưỡng hiếp như thế nào trong các nhà vệ sinh của trại tị nạn.
Tính đến nay, gia đình 8 em bé trên đã làm đơn kiện. Các gia đình còn lại không thực hiện bước đi này do lo ngại rằng họ có thể bị trục xuất.
Tuy nhiên, bất chấp các vụ hãm hiếp này diễn ra trong vài tháng qua, vụ việc không bị phát hiện bởi Cơ quan Quản lý Thảm họa và tình trạng Khẩn cấp (AFAD) - tổ chức quản lý trại tị nạn. Thay vào đó, vụ hãm hiếp này chỉ được phanh phui sau khi một nhân viên quốc phòng nhận thấy thủ phạm đưa các em bé tới địa điểm khuất camera.
Phản ứng về thông tin động trời này, một sĩ quan quân sự cấp cao thuộc trại tị nạn trên phát biểu với BirGün rằng, AFAD có lỗi trong vụ hãm hiếp.
"AFAD phải chịu trách nhiệm quản lý trại tị nạn và đối với thảm họa này", ông nhấn mạnh.
Tuy nhiên, AFAD không phải là bên duy nhất không hay biết vụ việc chấn động diễn ra tại trại tị nạn - nơi có sức chứa 14.000 người tị nạn.
Trong chuyến thăm hồi tháng trước, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu và nhiều quan chức khác trong chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng ca ngợi trại tị nạn Nizip.
Vụ việc gây sốc trên diễn ra giữa lúc có có những thông tin về việc cán bộ kiểm soát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ lạm dụng và bắn vào người tị nạn Syria, khiến Tổ chức Ân xá Quốc tế và các tổ chức nhân quyền khác khẳng định rằng, Thổ Nhĩ Kỳ không phải là một nơi "an toàn" cho người tị nạn.
Tuy nhiên, bất chấp những tranh cãi xung quanh việc quản lý người tị nạn của Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia này đón số lượng người tị nạn nhiều nhất thế giới, trong đó có khoảng 2,7 triệu người tị nạn Syria.
End of content
Không có tin nào tiếp theo