Sợi bán sản phẩm Việt Nam bị kiện lẩn tránh thuế tại Thổ Nhĩ Kỹ
Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 25/2/2017 Tổng vụ Nhập khẩu (Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ) đã ra thông báo số 2017/5 về việc tiến hành khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá với mặt hàng sợi bán sản phẩm (POY) khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.
Theo đó, ngày khởi xướng điều tra là từ 25/2/2017. Sản phẩm bị điều tra là Sợi bán sản phẩm có mã HS: 5402.46. Giai đoạn điều tra từ 01/1/2010 đến 31/12/2016. Nguyên đơn: Công ty Korteks Mensucat ve Sanayi Anonim Şirketi.
Trong thông báo khởi xướng, Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ sơ bộ xác định rằng kể từ năm 2010, lượng nhập khẩu sản phẩm bị điều tra đã tăng lên đáng kể, theo đó lượng hàng nhập khẩu năm 2010 chỉ đạt 41.248.660 kg nhưng đến năm 2016 đã tăng lên 194.932.226 kg.
Căn cứ những diễn biến, dữ liệu thực tế nêu trên, Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định khởi xướng điều tra vụ việc để xem xét liệu có khả năng tồn tại việc lẩn tránh thuế chống bán phá giá với sợi bán sản phẩm POY hay không.
Mặt khác, Cơ quan điều tra cho biết đã thông báo và gửi bản câu hỏi tới các nhà sản xuất/xuất khẩu có liên quan mà cơ quan điều tra đã biết, thời hạn trả lời là 37 ngày kể từ ngày thông báo điều tra. Các bên liên quan khác cũng có thể gửi bản trả lời câu hỏi, đưa ra ý kiến và các văn bản liên quan trong thời hạn 37 ngày từ ngày công bố thông báo.
Được biết, sợi bán sản phẩm là nguyên liệu sợi bán thành phẩm để sản xuất ra mặt hàng sợi polyester có mã HS: 5402.33. Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã ra quyết định áp thuế chống bán phá giá với mặt hàng sợi polyester mã HS: 540233 nhập khẩu từ một số nước trong đó có Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển