Xã hội

Sông Hồng, cầu Vĩnh Tuy đang bị "bức tử" bởi cảng Hà Nội

Tàu chở cát quá tải cập bến, xe ô-tô quá khổ vào cảng, vật liệu xây dựng đổ lấn sông Hồng, kho xăng dầu có nguy cơ biến thành kho bom… là chuyện như “cơm bữa” ở Cảng Hà Nội.

Thực trạng này đã diễn ra nhiều năm qua mà Cảng Hà Nội không bị kiểm tra, xử lý theo pháp luật.

Một số hình ảnh do PV Báo Gia đình & Xã hội ghi nhận:

Cảng Hà Nội do Tổng Công ty vận tải thủy (Bộ GTVT) quản lý và được cổ phần hóa vào tháng 7/2014.
Tuy nhiên, đến nay gần như các cầu cảng đã dừng hoạt động hoặc cho các đơn vị khác thuê lại để bốc dỡ vật liệu xây dựng, hút cát từ lên bến bãi.

Từ trên cầu Vĩnh Tuy nhìn xuống, cảng Hà Nội như một "bãi rác" khổng lồ: Trạm trộn bê tông, bãi đúc bê tông, kho bãi, các xe tải chờ chuyển hàng hóa đi các tỉnh, bãi phế liệu, bãi đổ vật liệu xây dựng, gara sửa chữa ô tô, quán ăn, quán nước,...

Trạm trộn bê tông của Công ty Sông Đà - Việt Đức cách cầu Vĩnh Tuy chỉ tầm 30-40m, vi phạm hành lang bảo vệ an toàn cầu.

Không những vậy, cảng Hà Nội còn là địa chỉ "lý tưởng" cho tàu thuyền quá tải trọng cặp bến.

Đây là hình ảnh chiếc sà lan quá tải đang được hút cát lên bến bãi thuộc cảng Hà Nội.
Sà lan quá tải đang đậu ở cầu chính của cảng Hà Nội.
Một bãi chứa hàng nghìn, hàng vạn chai bia, chai nước đã qua sử dụng trông nhếch nhác, bẩn thỉu.

Một chiếc xe tải, tính ra khoảng 50-60 tấn xi măng đang được bốc dở trong cảng Hà Nội.

Gầm cầu Vĩnh Tuy được "trưng dụng" để sản xuất than tổ ong.

Hoặc thành bãi để xe công trình xây dựng hoặc quán nước, ăn nhanh.

Những chiếc xe quá khổ của Công ty bê tông Sông Đà - Việt Đức đang chở cát vào trạm trộn bê tông.

Cầu cảng biến thành nơi sản xuất bê tông.

 

Trong địa phận cảng Hà Nội cũng có một kho chứa dầu khổng lồ với việc bảo quản, phòng chống cháy nổ sơ sài nằm ngay hành lang thoát lũ.

Hàng trăm mét khối đất cát, vật liệu xây dựng đang được đổ xuống sông Hồng bất kể ngày đêm.

Một bức ảnh được PV Báo GĐ&XH tác nghiệp vào ban đêm từ giữa sông Hồng. Trước đó, những chiếc xe tải hạng nhỏ ồ ạt đổ vật liệu xây dựng xuống sông Hồng.

Nên đọc
Theo Gia đình & Xã hội
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo