Sự cố bất ổn điển hình
Trong khi các vấn đề ở các đập thuỷ điện khác ở tỉnh Quảng Nam thuộc về quy trình quản lý và vận hành, công trình thuỷ điện Sông Tranh 2 đang trở thành một trong các sự cố bất ổn điển hình nhất về kết cấu xây dựng trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.
Khả năng nứt ở thân đập Đập Sông Tranh 2 được xây dựng bằng kỹ thuật đập bê tông đầm lăn (RCCD). Kỹ thuật này cho phép việc thi công rút ngắn thời gian, giảm chi phí nhân công và tiết kiệm một lượng lớn xi măng sử dụng. Muốn có ưu điểm nhanh và rẻ này thì cả công việc thiết kế và kỹ thuât thi công đầm phải rất kỹ lưỡng, việc sàng lọc và chọn lựa vật liệu xây dựng phải thực tốt để tránh nguy cơ rò rỉ nước cũng như các sự cố công trình sau này.
Mặc dầu RCCD là giải pháp kỹ thuật được áp dụng trên thế giới khoảng 30 năm nay nhưng, đến nay, Việt Nam vẫn chưa có quy trình và quy phạm quốc gia đế áp dụng cho kỹ thuật này. Theo GS.TS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thuỷ lợi Việt Nam, những tính toán công trình đã áp dụng để thiết kế đập Sông Tranh 2 thì theo quy phạm của Nga và Mỹ nhưng khi thi công thì làm theo quy trình của Trung Quốc. Đây là một áp dụng nửa vời và tuỳ tiện. Tất cả các quy phạm và quy trình từ nước ngoài này chưa hề được kiểm tra áp dụng thử nghiệm đầy đủ để thi công trong điều kiện khí hậu khô và nóng như thực tế ở miền Trung Việt Nam. Hệ quả thực tế ở Sông Tranh 2 là hiện tượng rò nước mạnh mẽ xảy ra thời gian qua, không bao lâu khi hoàn tất thi công. Mực nước trong lòng hồ đã được hạ xuống gần cao trình mực nước chết nhưng nước vẫn thấm qua đập với lưu lượng thấm khá cao.
Việc rò nước ra phía mặt ngoài hạ lưu đập chắn là không được chấp nhận ở các đập trên thế giới. Quan sát thực tế mới đây khiến chúng tôi phải nghĩ đến khả năng nứt ở thân đập. Khả năng này có thể hiện hữu hơn là lý do nước rò rỉ do thấm qua khe nhiệt như giải thích của đơn vị quản lý ở đây.
Ở đường hầm thu nước, nhiều dòng nước chảy mạnh hoà tan thành phần khoáng vôi trong thân đập, để lại nhiều dòng vôi có màu ngà tích tụ rất dễ thấy khắp nơi. Sự hoà tan và cuốn trôi các khoáng vôi có thể làm giảm mác bê tông thân đập, khiến kết cấu đập có nguy cơ bị yếu đi.
Theo công bố của nhà máy thuỷ điện, vấn đề bịt kín các vết rò nước sẽ được một nhà thầu Trung Quốc thực hiện trước tháng 8 năm nay. Tuy nhiên, vấn đề để đảm bảo an toàn việc tích nước trở lại trong hồ chứa vào mùa mưa bão sắp tới vẫn là một thử thách lớn và lo âu cho địa phương ở đây. Sống lại hoài nghi năng lượng sạch và rẻ Sự cố đập thủy điện Sông Tranh 2 và cách xử lý nó cho đến thời điểm này khiến chúng ta phải đặt câu hỏi “Liệu thuỷ điện có đúng là nguồn năng lượng sạch và rẻ không?”. Có khá nhiều bài học về các sự cố thuỷ điện trên thế giới để chứng minh vấn đề này.
Đã cho xả mực nước xuống gần mực nước chết và trét các vết nứt
nhưng, ngày 6-5, nước vẫn rò ra ở mặt ngoài mái hạ lưu đập Sông Tranh 2.
Năm 1976 sự cố vỡ đập Teton ở Mỹ làm 14 người và thiệt hai khoảng 400 triệu USD. Sự cố nổ vỡ đường dẫn nước vào turbine thuỷ điện Sayabo-Shushenskaya năm 2009 ở Nga làm 76 người chết, thiệt hại 310 triệu USD. Đặc biệt, đập Bangiao ở Trung Quốc bị vỡ năm 1975 làm xấp xỉ 171.000 người chết, 11 triệu người khác mất hết nhà cửa và tài sản. Số thương vong này cao hơn số người chết ở trận động đất và sóng thần năm 2004 ở Indonesia và năm 2011 ở Nhật Bản.
Không ai có thể bỏ qua vai trò đóng góp của thuỷ điện cho nguồn năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, sự phát triển thuỷ điện hiện nay vẫn thiếu sự bền vững, nếu không muốn nói là mất cân đối nghiêm trọng giữa cán cân được và mất. Lợi nhuận lớn nhất chắc chắn là vào túi nhà đầu tư và rủi ro cao nhất chính là tính mạng và tài sản nhân dân tại khu vực xây dựng thuỷ điện ở tỉnh Quảng Nam.
Trong số các thiệt hai lớn về kinh tế, môi trường và xã hội ở Quảng Nam, phải kể đến mất rừng, gia tăng rủi ro về thuỷ tai như lũ lụt, hạn hán, nhiễm mặn, xói mòn, tạo phát thải khí nhà kính. Quảng Nam sẽ phải chứng kiến cảnh xáo trộn, bất ổn từ vấn đề tái định cư, sinh kế của cư dân địa phương, mất mát các tài nguyên văn hoá, tập tục bản địa. Hàng loạt đập nước trên các lưu vực sông còn là nguy cơ gây bất ổn địa chất, có thể gây động đất kích thích đe doạ sự an toàn của chính các con đập.
Các tổn thất khó có thể kể hết và định giá đầy đủ được. Không ai muốn Sông Tranh 2 sẽ trở thành bài học phải trả đắt giá như các sự kiện vỡ đập trên thế giới.
TS Lê Anh Tuấn (*) tham gia chuyến khảo sát thực địa tại đập thuỷ điện Sông Tranh 2/VFEJ
Đây là một áp dụng nửa vời và tuỳ tiện. Tất cả các quy phạm và quy trình từ nước ngoài này chưa hề được kiểm tra áp dụng thử nghiệm đầy đủ để thi công trong điều kiện khí hậu khô và nóng như thực tế ở miền Trung Việt Nam. Hệ quả thực tế ở Sông Tranh 2 là hiện tượng rò nước mạnh mẽ xảy ra thời gian qua, không bao lâu khi hoàn tất thi công. Mực nước trong lòng hồ đã được hạ xuống gần cao trình mực nước chết nhưng nước vẫn thấm qua đập với lưu lượng thấm khá cao.
Việc rò nước ra phía mặt ngoài hạ lưu đập chắn là không được chấp nhận ở các đập trên thế giới. Quan sát thực tế mới đây khiến chúng tôi phải nghĩ đến khả năng nứt ở thân đập. Khả năng này có thể hiện hữu hơn là lý do nước rò rỉ do thấm qua khe nhiệt như giải thích của đơn vị quản lý ở đây.
Ở đường hầm thu nước, nhiều dòng nước chảy mạnh hoà tan thành phần khoáng vôi trong thân đập, để lại nhiều dòng vôi có màu ngà tích tụ rất dễ thấy khắp nơi. Sự hoà tan và cuốn trôi các khoáng vôi có thể làm giảm mác bê tông thân đập, khiến kết cấu đập có nguy cơ bị yếu đi.
Theo công bố của nhà máy thuỷ điện, vấn đề bịt kín các vết rò nước sẽ được một nhà thầu Trung Quốc thực hiện trước tháng 8 năm nay. Tuy nhiên, vấn đề để đảm bảo an toàn việc tích nước trở lại trong hồ chứa vào mùa mưa bão sắp tới vẫn là một thử thách lớn và lo âu cho địa phương ở đây. Sống lại hoài nghi năng lượng sạch và rẻ Sự cố đập thủy điện Sông Tranh 2 và cách xử lý nó cho đến thời điểm này khiến chúng ta phải đặt câu hỏi “Liệu thuỷ điện có đúng là nguồn năng lượng sạch và rẻ không?”. Có khá nhiều bài học về các sự cố thuỷ điện trên thế giới để chứng minh vấn đề này.
Đã cho xả mực nước xuống gần mực nước chết và trét các vết nứt
nhưng, ngày 6-5, nước vẫn rò ra ở mặt ngoài mái hạ lưu đập Sông Tranh 2.
Năm 1976 sự cố vỡ đập Teton ở Mỹ làm 14 người và thiệt hai khoảng 400 triệu USD. Sự cố nổ vỡ đường dẫn nước vào turbine thuỷ điện Sayabo-Shushenskaya năm 2009 ở Nga làm 76 người chết, thiệt hại 310 triệu USD. Đặc biệt, đập Bangiao ở Trung Quốc bị vỡ năm 1975 làm xấp xỉ 171.000 người chết, 11 triệu người khác mất hết nhà cửa và tài sản. Số thương vong này cao hơn số người chết ở trận động đất và sóng thần năm 2004 ở Indonesia và năm 2011 ở Nhật Bản.
Không ai có thể bỏ qua vai trò đóng góp của thuỷ điện cho nguồn năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, sự phát triển thuỷ điện hiện nay vẫn thiếu sự bền vững, nếu không muốn nói là mất cân đối nghiêm trọng giữa cán cân được và mất. Lợi nhuận lớn nhất chắc chắn là vào túi nhà đầu tư và rủi ro cao nhất chính là tính mạng và tài sản nhân dân tại khu vực xây dựng thuỷ điện ở tỉnh Quảng Nam.
Trong số các thiệt hai lớn về kinh tế, môi trường và xã hội ở Quảng Nam, phải kể đến mất rừng, gia tăng rủi ro về thuỷ tai như lũ lụt, hạn hán, nhiễm mặn, xói mòn, tạo phát thải khí nhà kính. Quảng Nam sẽ phải chứng kiến cảnh xáo trộn, bất ổn từ vấn đề tái định cư, sinh kế của cư dân địa phương, mất mát các tài nguyên văn hoá, tập tục bản địa. Hàng loạt đập nước trên các lưu vực sông còn là nguy cơ gây bất ổn địa chất, có thể gây động đất kích thích đe doạ sự an toàn của chính các con đập.
Các tổn thất khó có thể kể hết và định giá đầy đủ được. Không ai muốn Sông Tranh 2 sẽ trở thành bài học phải trả đắt giá như các sự kiện vỡ đập trên thế giới.
Việc rò nước ra phía mặt ngoài hạ lưu đập chắn là không được chấp nhận ở các đập trên thế giới. Quan sát thực tế mới đây khiến chúng tôi phải nghĩ đến khả năng nứt ở thân đập. Khả năng này có thể hiện hữu hơn là lý do nước rò rỉ do thấm qua khe nhiệt như giải thích của đơn vị quản lý ở đây.
Đã cho xả mực nước xuống gần mực nước chết và trét các vết nứt
nhưng, ngày 6-5, nước vẫn rò ra ở mặt ngoài mái hạ lưu đập Sông Tranh 2.
nhưng, ngày 6-5, nước vẫn rò ra ở mặt ngoài mái hạ lưu đập Sông Tranh 2.
Năm 1976 sự cố vỡ đập Teton ở Mỹ làm 14 người và thiệt hai khoảng 400 triệu USD. Sự cố nổ vỡ đường dẫn nước vào turbine thuỷ điện Sayabo-Shushenskaya năm 2009 ở Nga làm 76 người chết, thiệt hại 310 triệu USD. Đặc biệt, đập Bangiao ở Trung Quốc bị vỡ năm 1975 làm xấp xỉ 171.000 người chết, 11 triệu người khác mất hết nhà cửa và tài sản. Số thương vong này cao hơn số người chết ở trận động đất và sóng thần năm 2004 ở Indonesia và năm 2011 ở Nhật Bản.
TS Lê Anh Tuấn (*) tham gia chuyến khảo sát thực địa tại đập thuỷ điện Sông Tranh 2/VFEJ
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo