Sự cố tại trạm biến áp 500kV Đà Nẵng: Ai chịu trách nhiệm?
Vào đúng ngày 2.9, dù phụ tải hầu của hết các ngành sản xuất đều ở mức thấp do nghỉ lễ quốc khánh, và chủ yếu chỉ là phụ tải sinh hoạt, nhưng vẫn xảy ra sự cố được ngành điện cho là "bất khả kháng" tại trạm 500kV Đà Nẵng. Sự cố nghiêm trọng này làm mất liên kết hệ thống điện 500kV Bắc - Nam khiến 35 tỉnh, thành trong cả nước bị mất điện hơn 1 giờ đồng hồ. Điều đáng nói, liên tiếp xảy ra các sự cố nghiêm trọng trên lưới điện cao áp, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống người dân, trách nh
Nhiều sự cố trên lưới
Theo TCty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) thì sự cố xảy ra vào lúc 12h15 ngày 2.9, do kháng điện (thiết bị có chức năng nâng công suất dòng điện) tại trạm biến áp 500kV Đà Nẵng bị nhảy rơle, làm các đường dây (ĐD) 500kV đang mang tải lớn là ĐD 572 Đà Nẵng - 571 Pleiku bị xuất tuyến (nhảy ra khỏi hệ thống).
Ông Trần Quốc Lẫm - Phó TGĐ EVNNPT - xác nhận với Lao Động: Khi sự cố xảy ra, cả 2 ĐD 500kV trên đang truyền tải khoảng 1.700MW theo chiều từ Đà Nẵng - Dốc Sỏi - Pleiku. Do hiện các ĐD đang truyền tải rất lớn từ miền Bắc và miền Trung vào miền Nam (trung bình lên tới 3.000MW/ngày), nên khu vực này thường xuyên bị mang tải rất cao, dẫn đến quá tải công suất.
Sự cố cũng gây dao động ĐD còn lại, tách nốt ĐD 500kV Đà Nẵng - Dốc Sỏi - Pleiku và ĐD 547 Hà Tĩnh - 574 Đà Nẵng, làm mất liên kết hệ thống điện 500kV Bắc - Nam, gây mất điện tại 22 tỉnh, thành phía nam khoảng 1.840MW (gần tương đương với công suất cấp điện của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình), 13 tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên khoảng 550MW và miền Bắc khoảng 200MW.
Ngay trong ngày 3.9, lãnh đạo EVNNPT đã chỉ đạo Cty Truyền tải điện 2, quản lý vận hành lưới điện khu vực các tỉnh, thành phía nam tập trung xử lý, tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục” - ông Lẫm nói. Tuy nhiên, theo những đánh giá ban đầu, thiết bị kháng điện này đã được sử dụng từ cách đây hơn 10 năm khi EVN đưa vào vận hành ĐD 500kV Bắc - Nam (mạch 2). Thiết bị được tận dụng từ thiết bị còn lại của ĐD 500kV mạch 1, sử dụng đã lâu chưa được thay thế, nên có thể là nguyên nhân dẫn đến hỏng hóc, nhảy rơle. “Tuy nhiên, kết luận cuối cùng phải sau một vài ngày nữa” - vị lãnh đạo EVNNPT cho biết.
Ông Ngô Sơn Hải - GĐ Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) - cũng cho biết: “Đây là sự cố bất khả kháng, đến 12h55 cùng ngày đã khôi phục lại toàn bộ phụ tải bị ảnh hưởng tại các khu vực. Nhưng phải đến gần 15h cùng ngày mới khôi phục hoàn toàn các ĐD và trạm biến áp phân phối. Theo ông Hải, những sự cố nghiêm trọng nêu trên so với trước đây đã giảm nhiều, do phụ tải không tăng như dự báo và công suất hệ thống điện đã có dự phòng. Tuy nhiên, do khu vực phía nam đang thiếu nguồn nghiêm trọng, phải truyền công suất lớn qua ĐD 500kV nên rất vất vả cho khâu điều độ.
Chủ quan là chính
Còn nhớ cách đây hơn 1 năm, EVNNPT cũng phải xử lý sự cố do một cần cẩu cẩu cây ở Bình Dương va chạm vào đường điện 500kV khiến cả 22 tỉnh, thành phía nam mất điện nhiều giờ liền. Tháng 5.2014, sự cố trạm biến áp 500kV Hiệp Hoà (Bắc Giang) được cho là sử dụng thiết bị do Trung Quốc sản xuất, chất lượng không đảm bảo. Với những sự cố nghiêm trọng này, lãnh đạo ngành điện thường lý giải là sự cố “bất khả kháng”.
Bởi theo Luật Điện lực quy định, với những sự cố “bất khả kháng” thì ngành điện sẽ “vô can”, còn nếu xác định được nguyên nhân thì phải quy trách nhiệm và phải chịu trách nhiệm bồi thường. Vậy với sự cố nêu trên, trách nhiệm thuộc về ai? Câu trả lời của ngành điện vẫn là “đang” tìm cách khắc phục, “đang” xử lý hậu quả, “sẽ” truy xuất nguyên nhân... Nhưng ai phải chịu trách nhiệm về những sự cố này, câu trả lời đang bỏ ngỏ.
Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng VN - ông Trần Viết Ngãi - khẳng định: “Dù sự cố nào đi nữa, vẫn phải có nguyên nhân. Khi tìm ra nguyên nhân thì chiểu theo Luật Điện lực, việc cung ứng và sử dụng điện đã quy định rõ, bên cung ứng vì lý do đơn phương gây thiệt hại cho khách hàng thì đều phải bồi thường”. Rõ ràng, thiệt hại trong 1 giờ đồng hồ bị mất điện trên diện rộng với 35 tỉnh, thành cả nước là không hề nhỏ.
Mới đây, tại cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2014, TCty Truyền tải điện quốc gia cũng thừa nhận nhiều yếu tố do chủ quan gây ra, như tình trạng quá tải cục bộ ĐD và trạm biến áp ở khu vực miền Bắc, miền Nam nơi có các phụ tải tập trung cao, một phần do các dự án lưới truyền tải vướng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, chậm đưa vào vận hành. Tình trạng suất sự cố trên lưới truyền tải vẫn tăng mà EVNNPT đánh giá do chủ quan trong công tác vận hành vẫn tồn tại. Trong năm 2013, sự cố trên lưới điện cao áp tăng 13 vụ so với năm trước, 6 tháng đầu năm nay, sự cố lưới điện vẫn tăng khiến EVNNPT phải nhìn lại mình.
Lao động
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo