Quốc tế

Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã kết thúc

Trung Quốc thực sự đang phải đối mặt với những thách thức to lớn mà chính nước này tạo ra: suy thoái môi trường, dân số lão hóa, bất bình đẳng thu nhập, tham nhũng tràn lan, bạn bè ngày càng xa lánh…Liệu Trung Quốc có đủ khả năng để thay thế Mỹ trong một tương lai không xa?

Lúc này, hầu như ai cũng cho rằng Trung Quốc là cường quốc toàn cầu đang lên – với một nền kinh tế sẽ nhanh chóng thay thế Mỹ, một mô hình chủ nghĩa tư bản nhà nước đang được các quốc gia thuộc Thế giới Thứ ba ưa thích hơn so với mô hình chủ nghĩa tư bản dân chủ, chiếm dụng một số vùng châu Phi và Mỹ Latin và đang ngày càng có ảnh hưởng đối với các quốc gia láng giềng – một quốc gia đang nổi lên lớn nhất thế giới lại đang hoàn toàn chững lại.

 

Trong khi Trung Quốc đã vượt qua được cuộc khủng hoảng tài chính được cho là bắt nguồn từ phương Tây từ năm 2008, nước này lại đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng của chính mình. Nếu xu hướng chủ đạo này vẫn tiếp tục diễn ra, thì những người cho rằng chúng ta sẽ bước vào thế kỷ Trung Quốc sẽ phải sớm nhận ra rằng thế kỷ đó đã chấm dứt trước khi nó bắt đầu.

 

Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao phi thường của Trung Quốc là nhân tố đầu tiên khi chú ý đến sức mạnh đang gia tăng của nước này. Những nền kinh tế phát triển mạnh có thể đóng vai trò then chốt trên thị trường toàn cầu và có khả năng củng cố trong việc xây dựng phát triển quân đội của mình.

 

Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc đã chậm lại, tăng trưởng giảm từ 10,4% năm 2010 xuống còn 7,5% năm 2012. Đó là tỷ lệ mà các nhà kinh tế dự đoán sẽ còn giảm thấp hơn nữa. Những con số thống kê do truyền thông đưa ra dựa trên dữ liệu của Trung Quốc, tính xác thực của nó rất đáng nghi vấn.

 

Hơn nữa, theo tờ Nhà Kinh tế (The Economist) của Anh, một quốc gia đang phát triển càng bắt kịp gần hơn với các nền kinh tế phát triển, thì càng khó duy trì tỷ lệ tăng trưởng, bởi vì quốc gia đó bắt buộc càng phải đổi mới chính mình.

 

Đối với những nền kinh tế thị trường đang nổi, câu hỏi không phải là liệu tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm lại mà là liệu [nền kinh tế] Trung Quốc sẽ trải qua việc hạ cánh cứng hay hạ cánh mềm.

 

Một nền kinh tế đang tăng trưởng chậm đang thách thức tất cả các chính phủ và đặc biệt là đối với Trung Quốc: tính chính danh của chế độ không dựa trên sự lựa chọn dân chủ của người dân mà là dựa trên khả năng đem lại mức sống cao và ngày càng gia tăng.

 

Tăng trưởng mạnh gần đây đã tạo ra những kỳ vọng lớn lao của người dân Trung Quốc, họ hầu hết đều là những người không có được sự giàu có như những người mà chính phủ Trung Quốc đã đem lại, đó là một nhóm người chủ yếu sống ở các thành phố duyên hải.

 

Trái với những khu dân số ở khu vực xa xôi và không đạt được kỳ vọng, sự chênh lệch và không có khả năng đáp ứng những kỳ vọng tăng trưởng cao trong tương lai sẽ là những xu hướng mà các nhà khoa học xã hội đánh giá là những nhân tố chính sẽ làm mất ổn định các chế độ.

 

Ngoài ra, sự phát triển kinh tế Trung Quốc trong những thập kỷ qua cũng gây ra những thách thức về môi trường nghiêm trọng. Vào cuối năm 2007, 16 trên tổng số 20 thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới đều ở Trung Quốc và nước này là quốc gia có lượng khí thải carbon dioxide cao nhất thế giới.

 

Mô hình kinh tế Trung Quốc hiện nay là mô hình phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên, suy thoái môi trường ngày càng kìm hãm đến tăng trưởng nước này . Vấn đề này còn phức tạp hơn khi kết hợp với quy mô dân số của Trung Quốc và khó khăn trong việc giải quyết vấn đề này.

 

Chẳng hạn như vấn đề khan hiếm nguồn nước nghiêm trọng. Song song với vấn đề trên là tệ nạn tham nhũng của Trung Quốc, đặc biệt là tại cấp chính quyền địa phương. Trung Quốc đứng thứ 75 trên bảng xếp hạng Chỉ số Nhận thức Tham nhũng (Corruption Perceptions Index), thấp hơn nhiều so với Nhật Bản (đứng thứ 14) và Mỹ (đứng thứ 24).

 

Dân số lão hóa của Trung Quốc cũng báo trước tình trạng khó khăn trong tương lai của nước này. Feng Wang, giám độc Trung tâm Nghiên cứu Cộng đồng Brookings – Thanh Hoa cho rằng sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc có được là nhờ rất nhiều vào đặc tính nhân khẩu học của nước này – những đặc tính này đang mất dần.

 

Vì Trung Quốc vẫn duy trì chính sách một con kéo dài 30 năm của mình, do đó trong những năm tới nước này sẽ đối mặt với sự suy giảm mạnh mẽ trong bộ phận lực lượng lao động trẻ và sự gia tăng nhanh chóng trong tầng lớp công dân cao tuổi.

 

Về vấn đề [chính sách] công nhân Trung Quốc làm việc ở nước ngoài, chính sách này phải đối mặt với cản trở ngày càng gia tăng.

 

Các quốc gia châu Phi nhận được hàng tỉ đô la từ nguồn đầu tư và viện trợ của Trung Quốc đã phàn nàn rằng Trung Quốc thường không thuê lao động địa phương, họ là những người chỉ quan tâm đến lợi ích của người Trung Quốc và tránh tiếp xúc với người dân địa phương; những người bản địa mà họ thuê lại phải chịu đựng điều kiện làm việc khắc khổ và lương thấp; và những điều khoản thương mại bất bình đẳng.

 

“Chủ nghĩa trọng thương” và “Chủ nghĩa thực dân kiểu mới” là những thuật ngữ nhanh chóng được gắn cho Trung Quốc.

 

Láng giềng của Trung Quốc đang ngày càng xa lánh nước này. Trong một số trường hợp, gần đây nhất là tại Myanmar và Việt Nam, các quốc gia này đang tiến gần hơn đối với Mỹ. Thực ra, Trung Quốc có rất ít đồng minh và những đồng mình mà quốc gia này có ( là Bắc Triều Tiên) thường mang lại tổn thất  và phiền toái hơn là sự trợ giúp.

 

Tóm lại, hình ành về một Trung Quốc giàu có, năng động sẽ thách thức một nước Mỹ đang suy thoái chỉ là quá khứ của ngày hôm qua. Chúng ta cần có thêm một trang bìa tạp chí nữa về câu chuyện Trung Quốc trỗi dậy – giống như chúng ta đã từng nói về Nhật Bản trỗi dậy trước đây – để chắc chắn rằng câu chuyện này cần phải được viết lại, nếu không muốn bị hiểu sai vấn đề.

 

 

 

Theo DĐDN

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo