Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm bị khiếu nại nhiều nhất
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), trong 6 tháng, cơ quan này đã tiếp nhận 372 trường hợp khiếu nại trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, chiếm khoảng 37,68% tổng số trường hợp khiếu nại gửi về. Trong khi đó, nhóm hàng hóa tiêu dùng hàng ngày chỉ có 66 trường hợp bị khiếu nại, bằng 1/5 lần so với tài chính ngân hàng.
“Xét theo lĩnh vực, ngành được yêu cầu tư vấn giải quyết khiếu nại nhiều nhất là Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Đây là điểm khác biệt so với những năm trước, bởi ngành hàng thường xuyên nằm trong nhóm bị khiếu nại, phản ánh nhiều nhất là hàng hóa tiêu dùng thường ngày”, Cục Cạnh tranh nhận định.
Người tiêu dùng chủ yếu khiếu nại các công ty tài chính về việc thu hồi nợ mang tính chất đe dọa, gây áp lực ảnh hưởng đến uy tín, tâm lý; cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ, gây nhầm lẫn; sử dụng mẫu hợp đồng có cỡ chữ nhỏ, không cung cấp hợp đồng cho người tiêu dùng sau khi ký...
Nhóm điện thoại, viễn thông cũng có nhiều khiếu nại, tố cáo, với 108 trường hợp (chiếm 10,94%), đồ điện tử gia dụng cũng có 100 trường hợp (chiếm 10,13%) tổng số khiếu nại.
Cục này cũng cho rằng thời gian qua, hoạt động cho vay tiêu dùng trở nên rầm rộ và ngày càng có nhiều công ty cung cấp dịch vụ cho vay tiêu dùng ra đời. Với thủ tục đơn giản, người tiêu dùng có thể vay được một số tiền hoặc mua trả góp một mặt hàng trị giá từ vài triệu đến vài chục triệu.
Đáng chú ý, nhiều người không sử dụng dịch vụ của các công ty tài chính vẫn liên tục bị gọi điện, nhắn tin đòi nợ hoặc giục trả nợ cho người thân, đồng nghiệp, bạn bè đã vay.
“Một số cá nhân đã gọi điện, nhắn tin với lời lẽ xúc phạm người tiêu dùng, thậm chí cử người đến tận nhà đe dọa, gây áp lực cho họ”, báo cáo của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho hay.
Những bức xúc của người dân về vấn đề này đã được Zing.vn phản ánh trong loạt bài tháng 5/2018. Thời điểm đó, nhiều người cùng lên tiếng bức xúc việc nhân viên của một số công ty tài chính cho vay tiêu dùng đòi nợ “kiểu xã hội đen” khiến cuộc sống cá nhân họ gặp không ít khó khăn.
Trong nửa đầu năm 2018, đã có gần 1.000 trường hợp khiếu nại, phản ánh vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng được giải quyết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Langfarm Center: Điểm tham quan, trải nghiệm và mua sắm mới lạ của Đà Lạt
Việt Nam: "Thỏi nam châm" hút vốn FDI
Tỷ giá ngoại tệ ngày 6/1/2024: USD tăng nhẹ, Nhân dân tệ giảm mạnh
Giá vàng ngày 6/1/2025: Cơ hội vượt mốc 3.000 USD/ounce?
Giá nông sản ngày 6/1/2025: Cà phê và hồ tiêu duy trì mức ổn định
Giá heo hơi ngày 6/1/2025: Miền Nam tăng nhẹ, các khu vực khác ổn định