Tái cơ cấu để nâng cao thu nhập cho người dân
Hội thảo nằm trong khuôn khổ diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL (MDEC) diễn ra tại Sóc Trăng từ ngày 5 đến 7-11.
Theo ông Xuân, lâu nay chúng ta hô hào nông dân sản xuất nhưng không tổ chức trọn chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nên nông dân vẫn chưa thoát nghèo. Một trong những điểm mấu chốt TCC hợp lý là công nghiệp hóa những chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp.
Ở đó mỗi nông sản phải theo một quy trình sản xuất, chế biến chuỗi giá trị chứa hàm lượng giá trị cao hơn. Người sản xuất tổ chức tìm thị trường, sản xuất theo thị trường để tránh cảnh “trồng chặt” liên miên theo mùa vụ.
Đồng thuận với GS-TS Võ Tòng Xuân, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết trong TCC phải bắt đầu từ tổ chức thị trường và nông dân, doanh nghiệp phản ứng nhanh nhạy, thích ứng trước biến đổi của thị trường.
Mục tiêu của TCC nông nghiệp không phải số lượng lúa, tôm, trái cây đứng nhất nhì thế giới mà là nâng cao mức sống, thu nhập người dân. Tại hội thảo, ông Phát cũng đặt hàng các nhà khoa học, chuyên gia chọn giống lúa đạt giá trị cao trên 7.000 đồng/kg như giống ST của Sóc Trăng hiện nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Thách thức mới với xuất khẩu cá ngừ Việt Nam
Kỳ vọng VN-Index sớm vượt ngưỡng 1.300 điểm
Vietnam Airlines sắp mở thêm hai đường bay mới kết nối Hà Nội với Ấn Độ
Hãng tàu du lịch lớn nhất Trung Quốc đưa 2.400 khách cập cảng Đà Nẵng
Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh

Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị