Pháp luật

Tái diễn sai phạm về quảng cáo sản phẩm Kình Nguyên Khang

Năm 2011, trên báo SK&ĐS đã có loạt bài phản ánh sản phẩm Kình Nguyên Khang của cửa hàng Tứ Chính Đường (219G phố Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội) là thực phẩm chức năng nhưng tự thổi phồng, quảng cáo sai là sản phẩm có tác dụng chữa bệnh. Điều khó hiểu là sau khi báo chí lên tiếng, Kình Nguyên Khang “im hơi lặng tiếng” một thời gian rồi sau đó lại ra tờ rơi rất hoành tráng. Phải chăng đang có sự thách

“Thần dược” của bệnh nhân tai biến?!

 

Cầm tờ rơi quảng cáo sản phẩm Kình Nguyên Khang không ít người bệnh sẽ cho rằng đây là một loại thần dược, bởi những lời lẽ quảng cáo đều được ghi rất hoành tráng.

 

Theo đó, sản phẩm Kình Nguyên Khang được áp dụng kỹ thuật chiết xuất cô đặc cao cấp từ nhiều vị dược thảo thiên nhiên, làm tan huyết khối, lưu thông mạch máu, đã mang lại cho những bệnh nhân bị tai biến và bệnh tim mạch niềm hy vọng sống.

 

Đặc biệt, quảng cáo còn ghi rõ, sản phẩm Kình Nguyên Khang chứa duy nhất hoạt tính RST, sau khi uống sẽ thông qua máu trực tiếp đi đến nơi có bệnh, lập tức làm tan “cục máu” và loại bỏ độc tố máu, làm lưu thông và bền vững thành mạch, phục hồi tốc độ cung cấp máu lên não, làm tái sinh tế bào bị chết và làm sống lại thần kinh.

 

“Hoành tráng” hơn, với bệnh nhân liệt nửa người do di chứng tai biến mạch máu não, không còn tái phát cục máu trong não, để cho người bị liệt nửa người có thể đứng dậy chạy được!?

 

Cần phân biệt rõ thực phẩm chức năng và thuốc

 

Đến cửa hàng Tứ Chính Đường (ở 219G phố Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội) - nơi bày bán sản phẩm Kình Nguyên Khang và một số sản phẩm khác được viết toàn bộ bằng tiếng Trung Quốc.

 

Sau khi trao đổi về tình hình bệnh tật của người nhà, chúng tôi được một nhân viên ở đây quảng cáo: Người nhà anh bị bệnh tim mạch, đã uống thuốc Tây, điều trị hơn 1 năm chưa đỡ, nếu sử dụng viên nang Kình Nguyên Khang sẽ rất tốt.

 

Tìm hiểu tiếp, chúng tôi được biết, toàn bộ sản phẩm bày bán được đề bằng tiếng Trung Quốc không có bản phụ đề bằng tiếng Việt, đặc biệt, biển hiệu cửa hàng cũng không có quảng cáo về khám chữa bệnh theo quy định, thế nhưng theo cách quảng cáo của những nhân viên ở đây khiến nhiều người lầm tưởng về hoạt động của cơ sở này.

 

Sản phẩm Kình Nguyên Khang thực chất là thực phẩm chức năng, tuy nhiên, qua những lời quảng cáo trên tờ rơi và của những nhân viên bán hàng, sản phẩm này được nhiều người bệnh lầm tưởng như một loại thuốc chữa bệnh thần kỳ.

 

Trao đổi về vấn đề này, Thạc sỹ Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết: Cần phải phân biệt rõ giữa thực phẩm chức năng với thuốc. Hiện có một số phòng khám Đông y quảng cáo chất lượng một đằng nhưng chất lượng thực tế lại khác xa so với những gì đã quảng cáo.

 

Do vậy, ngoài sự tăng cường kiểm tra, giám sát định kỳ về chất lượng thuốc từ phía các cơ quan chức năng thì người tiêu dùng cũng cần phải tìm đến các cơ sở có uy tín, sử dụng những thuốc đáng tin cậy trong điều trị bệnh.

 

Từ đây có thể thấy, việc “đánh lận con đen” trong quảng cáo thực phẩm chức năng và thuốc đã khiến không ít người bệnh bị đánh lừa, chưa kể đến việc chất lượng thực sự của loại sản phẩm này như thế nào.

 

Đặc biệt, báo Sức khỏe&Đời sống đã có rất nhiều bài phản ánh về những vi phạm trong việc quảng cáo sản phẩm Kình Nguyên Khang. Được biết, sản phẩm này đã nhiều lần bị các cơ quan chức năng xử lý những vẫn cố tình sai phạm, phải chăng, cửa hàng Tứ Chính Đường đang cố tình thách thức các cơ quan chức năng?

 

 

Theo SK&ĐS

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo