Tân Tổng thư ký LHQ: Nga và Mỹ cần xích lại gần nhau
Tân Tổng Thư ký LHQ nói điều này trong cuộc phỏng vấn của Sputnik ngay sau khi ông được bổ nhiệm.
"Tôi sẽ rất vui mừng làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ và gia tăng sự tin cậy giữa các quốc gia thành viên nói chung. Hiển nhiên, Hoa Kỳ và Nga là những nước trung tâm tuyệt đối trong thế giới hôm nay. Tôi hài lòng ghi nhận rằng các cuộc đàm phán về Syria lại được bắt đầu một lần nữa. Tôi sẽ luôn luôn cổ vũ để hai quốc gia này cũng như những nước khác đoàn kết lại cùng nhau. Tôi tuyệt đối tin tưởng rằng nếu Hoa Kỳ và Nga xích lại gần nhau thì họ sẽ có khả năng to lớn để huy động và thuyết phục những nước khác, rằng những khác biệt hiện tại có thể khắc phục được", — ông Guterres tuyên bố.
Trong bài phát biểu của mình trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm thứ Năm, ông Guterres lưu ý rằng thế giới hôm nay đang thiếu hoà bình.
"Tôi sẽ làm hết sức mình để hợp tác với các nước thành viên, để sự phục vụ trung gian của tôi góp phần vào nỗ lực tạo lập một môi trường mà mọi người có thể tập hợp cùng nhau và hiểu rằng do xung đột hiện hữu hôm nay thì tất cả đều mất mát. Không có người chiến thắng. Trong quan tâm của mỗi người phải là ngăn chặn xung đột", — Tân Tổng Thư ký LHQ tuyên bố trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Tối 13/10 (theo giờ Việt Nam), Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (ĐHĐ LHQ) đã tiến hành cuộc họp phê chuẩn đề cử của Hội đồng Bảo an (HĐBA) chọn cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Guterres làm Tổng Thư ký LHQ (TTK) thay cho ông Ban Ki-moon sẽ mãn nhiệm vào cuối năm nay.
Ông Antonio Guterres, 67 tuổi, sẽ trở thành Tổng thư ký thứ 9 của LHQ với nhiệm kỳ kéo dài từ ngày 1/1/2017 đến ngày 31/12/2022. Ông tốt nghiệp ngành kỹ sư vật lí và thông thạo 4 thứ tiếng: Bồ Đào Nha, Anh, Tây Ban Nha, Pháp. Ông gia nhập Đảng Xã hội năm 1974 và được bầu làm Tổng thư ký của Đảng này năm 1992.
Trong giai đoạn giữ chức Thủ tướng Bồ Đào Nha từ năm 1995 đến 2002, ông Antonio Guterres được đánh giá có nhiều đóng góp vào công cuộc cải tổ hệ thống tài chính nước này. Sau khi đảng Xã hội thất bại trong cuộc bầu cử vào cuối năm 2001, ông quyết định từ chức vào năm 2002 và khẳng định sẽ dừng sự nghiệp chính trị trong nước để tập trung cho sự nghiệp ngoại giao ở nước ngoài. Ba năm sau đó, ông trở thành người phụ trách Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR). Trong suốt một thập kỷ giữ cương vị này, ông được ghi nhận là đã có nhiều nỗ lực không mệt mỏi giúp đỡ những người phải rời bỏ nhà cửa để chạy trốn xung đột, nghèo đói và thiên tai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo