Thị trường

Tăng giá, sữa ngoại đang bắt nạt người tiêu dùng

Thông tin đồng loạt nhiều hãng sữa ngoại sẽ tăng giá bán sản phẩm từ 1.8 như sét đánh ngang tai với nhiều bà mẹ đang nuôi con nhỏ. Vì nhiều lý do, một số hãng sữa lớn ở Việt Nam liên tục tăng giá sữa bất chấp người tiêu dùng đang ngày một thắt lưng buộc bụng trong tình tình kinh tế màu xám đục như hiện này.

(Thanh Niên) Châm ngòi cho cuộc bùng nổ giá lần này là một hãng sữa châu Âu có đặt nhà máy sản xuất tại Viêt Nam với thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng trong nước trên 10 năm nay khi hãng này gửi thông báo cho các nhà phân phối và các cửa hàng về việc tăng 6.000 đồng một thùng sữa dành cho trẻ em. Mới tháng 3 vừa qua, nhãn hàng sữa này vừa tăng giá sữa nước 20+ thêm 2% đối với sản phẩm dạng hộp 180ml và 8% đối với sản phẩm dạng bịch 220ml.


Việc các hãng sữa lớn hồn nhiên tăng giá dường như đã thành lệ, bất chấp sự phản ứng dữ dội của dư luận và báo chí. Nhiều chuyên gia đã đặt nghi vấn do mức tiêu thụ giảm, doanh số giảm khiến các hãng sữa này phải tăng giá sữa để bù doanh số.

Lý do muôn thủa mà các hãng sữa đưa ra là do giá nguyên liệu đầu vào tăng, thay đổi mẫu mã, bao bì hoặc do bổ sung thêm dưỡng chất nọ, bổ chất kia vào trong sữa. Nhưng những lý do này không mấy thuyết phục. Mặc dù lý do giá nguyên liệu đầu vào tăng có vẻ thuyết phục hơn cả song giá sữa nguyên liệu trên thế giới giảm mạnh trong suốt năm 2012 và không hề tăng trong quý 1 năm nay. Việc các hãng sữa lớn bắt người tiêu dùng phải dốc thêm hầu bao cho việc các hãng này thay đổi mẫu mã mới là lý do hết sức phi lý và bất công đối với người tiêu dùng. Liệu chất lượng các sản phẩm tăng giá có tương đồng với mức giá được tăng?

Các hãng sữa ngoại với đội ngũ chuyên gia Marketing chuyên nghiệp hiểu rất rõ rằng: mỗi khi tăng giá họ có thể bị giảm doanh thu vì sẽ có một số khách hàng rời xa họ, và nếu vì tăng giá mà bị giảm doanh thu quá nhiều thì họ sẽ không dám tăng giá. Vì vậy họ thường điều tra, khảo sát rất kỹ để dự báo sau khi tăng giá thì sẽ còn bao nhiêu % người tiêu dùng vì sính sữa ngoại mà vẫn trung thành với họ, và sẽ có bao nhiêu % người tiêu dùng nếu tăng giá thì có thể rời xa họ. Giả sử rằng: nếu do tăng giá mà sẽ có trên 30% số người tiêu dùng rời xa sữa ngoại thì các hãng sữa ngoại có dám tăng giá hay không? Câu trả lời là “ không”, bới việc tăng giá thêm 10% không thể bù đắp đươc thiệt hại do mất đi 30% số khách hàng quen thuộc.

Do vậy, các hãng sữa ngoại chỉ tăng giá khi biết rõ rằng họ sẽ vẫn còn rất đông những khách hàng vì quá sính sữa ngoại nên dù giá cắt cổ vẫn phải “trung thành” với họ, và số người này càng đông, càng trung thành và yêu thích thương hiệu của họ bao nhiêu thì họ càng có quyền tăng thêm nhiều giá.

Để lôi kéo và níu chân khách hàng, các hãng sữa ngoại thường kết hợp tăng giá với các chiến dịch quảng cáo, khuyến mại đặc biệt hay ra mắt sản phẩm mới .. vv. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà cứ mỗi lần thay đổi mẫu mã, bao bì hay có “phát minh” bổ sung dưỡng chất nọ, bổ chất kia vào trong sữa thì y như là giá sữa lại được tăng theo.

TS Nguyễn Hữu Toản - nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, đưa ra lời khuyên các ông bố bà mẹ khi lựa chọn sữa cho con cái nên tìm hiểu kỹ các thông tin. Trước hết sữa phải có nguồn gốc, thông tin rõ ràng; thứ hai là phải lựa chọn sản phẩm phù hợp với thể trạng, nhu cầu dinh dưỡng của bé.

“Chất lượng của các sản phẩm sữa nội đang ngày càng được khẳng định không thua kém gì sữa nhập khẩu, thậm chí với sữa nước còn có thể an tâm hơn. Bên cạnh đó giá sản phẩm sữa nội được cam kết bình ổn theo yêu cầu của nhà nước nên không có tình trạng giá tăng bất hợp lý”, một chuyên gia kinh tế khẳng định.

Thực tế thị trường cho thấy, gần đây các bà mẹ đã có cái nhìn thiện cảm và đúng đắn hơn về sữa nội. Chị Thu Hằng (Mỹ Đình I - Từ Liêm) cho biết, loại sữa nước mà con chị yêu thích và chị tin dùng nhất hiện nay không phải là sữa ngoại mà là sữa sản xuất trong nước. “Cả hai đứa con nhà mình đều chỉ thích sữa IZZI. Hai năm nay mình thường xuyên mua IZZI cho con và thấy sữa ngày càng ngon hơn nhưng giá thì chưa tăng lần nào, trong khi các hãng sữa khác cũng nội nhưng vẫn tăng giá”, chị Hằng chia sẻ.

Mặc dù được đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, chất lượng sản phẩm không thua kém sữa ngoại, lại có lợi thế về nhân công, vận chuyển và nhiều yếu tố khác nên giá thành hợp lý hơn, sữa lại tươi, mới hơn sản phẩm nhập khẩu, nhưng sữa nội vẫn đang bị người tiêu dùng “xem thường”. Nếu chịu khó để ý thì một người tiêu dùng bình thường cũng có thể thấy các hàm lượng thành phần dinh dưỡng ghi trên vỏ hộp của IZZI Ngon Công thức S+ cao hơn sản phẩm sữa ngoại cùng phân khúc thị trường, nhưng IZZI vẫn cố gắng giữ nguyên giá bán lẻ cho người tiêu dùng trong suốt hai năm qua.

Nguyên nhân một phần là do các hãng sữa ngoại có chiến lược quảng cáo - tiếp thị tốt hơn, mẫu mã bắt mắt hơn, song nguyên nhân chủ yếu vẫn là do tâm lý “sính ngoại” của phần lớn người dân Việt Nam. Phải chăng vì tâm lý này mà các hãng sữa ngoại không ngại ngần bắt nạt người tiêu dùng?

Các hãng sữa ngoại vẫn mặc sức tăng giá và số tiền thặng dư lại đổ vào quảng cáo để rồi người tiêu dùng phải è cổ chịu chi phí đó. Đã đến lúc cần phải gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc này để những hãng sữa làm ăn chân chính thực sự có chỗ đứng trong tâm trí của người tiêu dùng.
 
 
Khả Chi
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo