Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, người uống bia sắp mất thêm tiền?
Tại hội nghị góp ý Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật thuế tiêu thụ đặc biệt với Bia - Rượu - Nước giải khát (VBA) hôm 29/5 vừa qua, các doanh ngiệp đã cho ý kiến về 2 nội dung chính liên quan trực tiếp tới các doanh nghiệp trong ngành.Cụ thể, hiện nay, việc giá tính thuế cho các DN được tính ở các đơn vị sản xuất nhưng trong Dự thảo Nghị định lại quy định tính thuế ở công ty thương mại với giá cao nhất trong khi hầu hết các công ty sản xuất đều có công ty thương mại. Đồng thời, giá tính thuế cũng đang được xem xét ở mức 5% thay vì 10%.
Ông Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam cho biết, nếu theo cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt này, chỉ riêng Habeco đã phải đóng thêm 235 tỷ đồng tiền thuế trong khi Habeco chiếm 20-22% tổng sản lượng bia cả nước.
Đại diện cho Nhà máy bia Việt Nam cũng như bia Châu Á – Thái Bình Dương lo ngại: “Việc thay đổi cách tính thuế sẽ làm tăng 2 lần thuế đối với doanh nghiệp. Nếu thực thi, giá bán có thể tăng thêm tới 10%. Nếu Từ 1/1/2016 đến năm 2018, mỗi năm thuế TTĐB đối với ngành bia tăng thêm 5% cộng thêm việc thay đổi cách tính thuế và giá tính thuế thì sẽ vô cùng khó khăn cho hoạt động của DN”.
Theo vị này, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên giá công ty con bán ra thị trường là chưa phù hợp, đề xuất này làm việc kê khai thuế sẽ trở nên phức tạp và gây phiền hà cho công tác thực hiện tại đơn vị và cơ quan thuế. Bên cạnh đó, việc xác định thuế tính trên giá bán cao nhất của công ty thương mại là chưa phù hợp vì công ty sản xuất không thể kiểm soát giá bán tại công ty thương mại do chính sách mua đứt bán đoạn và nếu kiểm soát sẽ trái quy định của Luật Cạnh tranh.
Ngoài ra, dự thảo đưa ra có sự phân biệt giữa công ty liên kết và công ty không liên kết, sẽ tiềm ẩn nguy cơ bất bình đẳng. Hơn nữa, việc thay đổi cách tính thuế cũng sẽ làm tăng chi phí thuế đột ngột ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Việt Nam.
Từ đó, đại diện này đề xuất bỏ quy định xác định giá tính thuế TTĐB qua công ty con, công ty liên kết. Áp dụng nguyên tắc thuế thống nhất dựa trên giá bán ra của cơ sở sản xuất như hiện hành và bỏ mức khống chế 5% bởi mức này không đủ bù đắp chi phí.
Cùng quan điểm, đại diện Habeco cho rằng “Việc tính thuế theo giá cao nhất của công ty thương mại thì công ty sản xuất không kiểm soát được giá bán. Bởi giá bán bia phụ thuộc vào thời điểm, mùa vụ và địa điểm bán. Nếu Nghị định quy định dẫn đến hiểu nhiều nghĩa sẽ khó cho DN trong quá trình thực hiện. Thu đúng, thu đủ nhưng cần rõ ràng minh bạch”.
Đại diện bia bia Carlsberg Việt Nam đồng tình với quan điểm trên khi cho rằng “Nếu áp dụng Nghị định trên, sẽ không thể kiểm soát được công ty thương mại bán với giá bao nhiêu. Nhất là đặc thù của Việt Nam công ty liên kết rất rộng, dài sẽ càng khó kiểm soát. Mong ban soạn thảo cân nhắc kỹ để DN không rơi vào tình trạng “có vấn đề” trong kê khai thuế sau này. Đặc biệt, giá tính thuế nếu ở mức 5%, chắc chắn, tính chuyên môn hóa trong ngành bia sẽ không còn”.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Công ty CP Cồn - Rượu Hà Nội bày tỏ: “Dự thảo Nghị định đưa ra khiến DN đã khó lại thêm khó. Giá tính thuế ở mức 10% vốn đã rất vất vả cân đối cho công ty thương mại. Nay giảm xuống 5% liệu có đủ chi phí hoạt động không? Không thể cứ tháo chỗ này lại trói chỗ kia. Đề nghị Bộ Tài chính xem xét cho hợp lý”.
Dự thảo cũng nêu rõ mức giá khống chế 10% áp dụng cho một cấp thương mại đại lý đầu tiên là quá cao, tạo kẽ hở để giảm giá tính thuế thông qua việc tổ chức nhiều cấp đại lý, kể cả đại lý có quan hệ liên kết. Về điều này, ông Việt sẵn sàng mời các đoàn thanh tra, kiểm toán đến các DN làm rõ. Bởi lẽ, trong ngành bia hiện nay đều là DN lớn (Habeco, Sabeco, Heineken, Carlsberg, Hương Sen…) với sản lượng sản xuất và tiêu thụ chiếm tới 95% thị phần, công tác quản lý tài chính kế toán chặt chẽ và được cơ quan thuế kiểm tra, giám sát thường xuyên.
Có mặt tại hội nghị, đại diện đến từ Bộ Kế hoạch Đầu tư thẳng thắn đặt câu hỏi với đại diện Bộ Tài chính, đơn vị chủ trì soạn thảo Nghị định: “Chúng ta xác định tận thu hay phát triển ngành? Tại sao phải đưa ra mức 5% hay 10%?”.
Theo vị đại diện này, các doanh nghiệp sau khi sản xuất làm thương mại và bia cũng là ngành nghề kinh doanh nên không nên áp đặt mức thuế như vậy. “Chúng ta đang đi vào lối mòn cũ là không mở cho doanh nghiệp phát triển lên được”, vị đại diện Bộ Kế hoạch Đầu tư nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 24/12/2024: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đồng loạt giảm
Căn hộ dịch vụ cho thuê thu hút sự chú ý lớn từ các nhà đầu tư
Giá vàng thế giới ngày 24/12/2024: Giảm nhẹ khi nhà đầu tư chờ động thái từ Fed
Triết lý “đô thị vị nhân sinh” dẫn lối hành trình kiến tạo đô thị bền vững tại The Global City
Những dấu ấn nổi bật ngành công thương năm 2024
Giá heo hơi ngày 24/12/2024: Lập đỉnh mới tại miền Bắc, cả ba miền tiếp tục tăng