Tăng trưởng tín dụng Hà Nội tăng cao nhất 5 năm
Ngày 13/1, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP. Hà Nội đã tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2016. Theo báo cáo của NHNN chi nhánh Hà Nội cho biết, trên địa bàn TP hiện có 2.090 điểm giao dịch của 428 tổ chức tín dụng đang hoạt động (tính đến chi nhánh cấp I).
Trong đó, 136 trụ sở chính, 5 sở giao dịch, 287 chi nhánh cấp I, 17 chi nhánh cấp II của khối Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 1.529 phòng giao dịch, 116 quỹ tiết kiệm.
Trong năm 2015, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã thực hiện nghiêm túc các quy định về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Lãi suất huy động bằng VND ở mức khá thấp, lãi suất huy động kỳ hạn ngắn giảm nhẹ. Lãi suất cho vay giảm khoảng 1 - 1,5%/năm so với năm 2014; dư nợ của các khoản cho vay bằng VND có lãi suất trên 13%/năm, chiếm 7% - 8% dư nợ cho vay.
Tính đến cuối năm 2015, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội đạt 1.450.864 tỷ đồng, tăng 21,84% so với cùng kỳ năm ngoái. Đến 31/12/2015, tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng đạt 1.207.747 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cuối năm 2014. Đây là mức tăng trưởng tín dụng cao nhất trong 5 năm trở lại đây.
Đặc biệt, ngành Ngân hàng Hà Nội cũng làm tốt việc thực hiện chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp. Các ngân hàng thương mại và chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn TP cam kết cho vay theo chương trình khoảng 110.000 tỷ đồng thực hiện giải ngân 82.500 tỷ đồng cho 4.000 doanh nghiệp, tăng 3,24 lần so với năm 2014.
Ngoài ra, cho vay hỗ trợ nhà ở giải ngân được 7.004 tỷ đồng trên tổng hạn mức đã cam kết là 11.368 tỷ đồng. Cho vay theo chương trình bình ổn thị trường đã giải ngân được 545 tỷ đồng cho 23 doanh nghiệp… Năm 2016, ngành Ngân hàng Hà Nội phấn đấu triển khai có hiệu quả nhiệm vụ theo mục tiêu định hướng điều hành và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát dưới 5%.
Bên cạnh đó, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, khoảng 6,7%. Điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ. Thực hiện các giải pháp quản lý thị trường ngoại tệ, thị trường vàng để tiếp tục hạn chế tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu gạo sang Singapore
Giá nông sản ngày 23/1/2025: Cà phê tăng vọt, hồ tiêu nhích nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 23/1/2025: USD phục hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm
Giá heo hơi ngày 23/1/2025: Ổn định trên toàn quốc dịp cận Tết
Thales tiếp tục cung cấp dịch vụ bảo trì cho đội bay của Vietnam Airlines