Quốc tế

Tập đoàn phương Tây bất mãn với lệnh trừng phạt chống Nga của Mỹ

Các biện pháp trừng phạt chống Nga của chính phủ Mỹ ngày càng khiến các tập đoàn, doanh nghiệp của Đức, Áo và Pháp bất mãn, theo Forbes.

Thượng viện Mỹ mới đây đã đưa ra danh sách các biện pháp trừng phạt bổ sung chống lại đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy phương Bắc-2" của Nga. Dự án đường ống này có công ty Wintershall của Đức và công ty OMV của Áo tham gia xây dựng, còn công ty Engie của Pháp là một trong những bên được hưởng lợi nhuận.

Theo người Đức và Áo, dự luật trừng phạt của Thượng viện Mỹ đưa ra đã "vi phạm chính sách năng lượng".

Tổng thống Nga Vladimir Putin

Theo quan điểm của Mỹ, đường ống dẫn khí đốt này "gây hại cho Ukraine". Thượng viện Mỹ có ý định "thắt chặt trừng phạt" đối với các công ty lớn của Nga, gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh của họ trên toàn thế giới.

Các biện pháp trừng phạt mới này gây quan ngại cho các công ty công nghiệp và dầu khí lớn của các nước khác. Exxon, Chevron và những công ty không ủng hộ việc tăng cường trừng phạt cảnh báo rằng trừng phạt có thể đặt dấu chấm hết cho các dự án dầu khí với các đối tác Nga trên toàn thế giới.

Lukoil — công ty của Nga bị đưa vào danh sách trừng phạt, thời gian gần đây đã ký hợp đồng với Mexico về khai thác dầu ở độ sâu đến 150m. Tuy nhiên, nếu người Nga phải trích xuất dầu ở sâu hơn, các công ty Mỹ sẽ không có cơ hội bán cho công ty Nga các thiết bị và công nghệ cần thiết, đó là mặt hàng quan trọng mà Nga nhập khẩu từ ​​Mỹ. Năm ngoái, Nga đã chi gần 400 triệu USD cho các thiết bị này — nhiều hơn bất kỳ nước nào khác trên thế giới.

"Nỗi ám ảnh về chính quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin của Mỹ đã vượt xa kế hoạch ban đầu nhằm gây áp lực lên Nga nhằm đạt được thỏa thuận hòa bình với Ukraine", tác giả bài viết trên Forbes Kenneth Raposa cho biết.

Trước đó, các biện pháp trừng phạt Nga của phương Tây biện minh là do Nga can thiệp vào cuộc xung đột Ukraine, còn hiện tại, dự luật mới của Thượng viện Mỹ cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ, và đổ lỗi cho tin tặc Nga đã làm ứng viên Hillary Clinton thất bại.

 

"Tuy nhiên, dồn Nga vào góc tường thì các tập đoàn lớn của Mỹ và phương Tây cũng phải chịu không ít ảnh hưởng. Nếu để các công ty này phải chọn ủng hộ bên nào, chắc chắn họ sẽ không đứng về phía Thượng viện", tác giả bài viết trên tạp chí Forbes kết luận.

Nên đọc


theo Sputnik
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo