Thảm họa “Lehman Brothers” có lặp lại?
Bài học mang tên Lehman Brothers
Có thể thấy, Lehman bị phá sản là do ba nguyên nhân chính: Thứ nhất là do các khoản nợ tăng vọt, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, gây ra bởi bong bóng BĐS.
Thứ hai, Lehman đã sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hoá các khoản nợ thành các gói trái phiếu có gốc ĐBS đầy rùi ro cung cấp cho thị trường. Sai lầm này dẫn đến sự thiếu minh bạch trong tài sản.
Nguyên nhân thứ ba xuất phát từ những nhận định sai lầm về các kế hoạch phục hồi của Chính phủ Mỹ khi hệ thống tài chính đã sụp đổ.
Tuy nhiên, sau cái chết này, thị trường tài chính thế giới đã đưa ra những quyết định quan trọng về mặt quy định cũng như chính sách. Đáng chú ý nhất là hiệp ước vốn Basel. Theo các quy định của hiệp ước này, các ngân hàng phải đảm bảo dự trữ vốn nhiều hơn và an toàn hơn cho các tài sản của họ, đặc biệt đối với các ngân hàng "hệ thống" lớn. Bên cạnh đó, việc áp dụng chứng khoán phái sinh đối với các ngân hàng để đảm bảo tính minh bạch của hệ thống tài chính.
Thị trường tài chính hiện nay có gì khác?
Năm năm đã trôi qua, song “cơn bão khủng hoảng Lehman” vẫn đặt ra cho thị trường hai vấn đề lớn: Thứ nhất, liệu thị trường tài chính toàn cầu đã ổn định hơn? Thứ hai, kịch bản của một Lehman Brothers có lặp lại lần thứ hai?
Có thể thấy, thị trường tài chính toàn cầu hiện nay ít bị tổn thương hơn bởi những biến động. Một phần là vì các cải cách tài chính đã “tôi luyện” thị trường tốt hơn. Mặt khác, Mỹ - trung tâm của cuộc khủng hoảng mang tên Lehman - đã giải quyết được các khoản nợ quá hạn của mình và đã cân bằng lại sau những bất ổn kinh tế.
Tuy nhiên, những bất ổn về tài chính vẫn tồn tại, cho dù không thể làm khuynh đảo thị trường như năm 2008, chúng vẫn đủ nguy hiểm để gây ra tình trạng hỗn loạn trong thị trường tài chính và có thể ngăn cản tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.
Khu vực nào trên thế giới đang đối mặt với tình trạng nguy hiểm?
Thị trường tài chính Mỹ được cho là đã ổn định hơn, các ngân hàng lớn của Mỹ đã tăng cường thêm nguồn vốn dự trữ của mình và xóa sổ các tài sản giả mạo. Giá BĐS sản ở Mỹ được điều chỉnh và các khoản nợ của hộ gia đình được cắt giảm.
Nhờ vậy, nền kinh tế hiện nay của Mỹ đang dần phục hồi, thâm hụt ngân sách giảm xuống đáng kể.
Trong khi đó, Anh và Nhật Bản có ít biến động hơn. Abenomics – chính sách kinh tế mới của Nhật Bản đã nâng cao triển vọng của nền kinh tế nước này, tuy nhiên nợ chính phủ vẫn ở mức rất cao, chiếm gần 250% GDP. Trong khi đó, Anh đã kết hợp việc cắt giảm ngân sách và hạn chế đầu tư tư nhân giúp nền kinh tế phục hồi.
Từ năm 2008, tăng trưởng tín dụng của Trung Quốc, hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã bùng nổ. Theo một số ước tính, tăng trưởng đạt hơn 200% GDP.
Vấn đề mà Trung Quốc phải đối mặt là chính phủ sẽ xử lý như thế nào khi khủng hoảng xảy ra. Trung Quốc được coi là ông trùm tiết kiệm. Do đó, hệ thống ngân hàng vẫn phần lớn chỉ có các giao dịch tiền gửi. Nhờ vậy mà chính phủ có đủ khả năng tài chính để bảo lãnh các khoản vay có vấn đề.
Trong khi đó, các quốc gia mới nổi khác như Brazil hay Thái Lan cũng đang có tín dụng tăng trưởng. Điểm khác biệt giữa các quốc gia này so với Trung Quốc là họ dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động tài chính toàn cầu.
Sự cạn kiệt nguồn vốn nước ngoài hiện nay khiến nhiều đồng nội tệ như đồng ruppe của Ấn Độ mất giá và làm cho các chính phủ gặp khó khăn trong việc xử lý các khoản thâm hụt.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng trong thời gian qua các chính phủ đã đưa ra các biện pháp đối phó tốt hơn. Tỷ giá hối đoái được thả nổi, các khoản nợ hầu hết được tính bằng đồng nội tệ và nguồn dự trữ dồi dào hơn.
Theo nhận định, khu vực dễ bi tổn thương nhất hiện nay châu Âu. Mặc dù không giống đáng lo ngại như trường hợp của ngân hàng Lehman, nhưng châu Âu vẫn khiến cả thế giới dõi theo.
Các khoản nợ của các quốc gia trong khu vực đồng tiền chung châu Âu ngày càng gia tăng: Các ngân hàng châu Âu có bộ đệm giá trị tài sản nhỏ hơn các ngân hàng của Mỹ, và khả năng thanh khoản rất kém; Quá nhiều chương trình thắt lưng buộc bụng đã chứng minh tác dụng ngược lại; Những phản ứng dữ dội về chính trị gây ra tình trạng mất ổn định… Trong khi đó, các nhà lãnh đạo của châu Âu không đạt được các biện pháp thống nhất về cải cách cần thiết.
Có thể một thảm họa cỡ Lehman sẽ không xảy ra, nhưng các cuộc khủng hoảng nhỏ hơn, tích tụ nhiều hơn vẫn có khả năng đe dọa thị trường tài chính châu Âu và toàn thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 24/12/2024: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đồng loạt giảm
Căn hộ dịch vụ cho thuê thu hút sự chú ý lớn từ các nhà đầu tư
Giá vàng thế giới ngày 24/12/2024: Giảm nhẹ khi nhà đầu tư chờ động thái từ Fed
Triết lý “đô thị vị nhân sinh” dẫn lối hành trình kiến tạo đô thị bền vững tại The Global City
Những dấu ấn nổi bật ngành công thương năm 2024
Giá heo hơi ngày 24/12/2024: Lập đỉnh mới tại miền Bắc, cả ba miền tiếp tục tăng