Quốc tế

Tham vọng giành lại C-rưm, Ukraine bí mật huấn luyện lực lượng đặc biệt

(DNVN)-Hãng tin RT của Nga dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov cho biết, nước này đang huấn luyện một đơn vị đặc biệt với hi vọng giành lại C-rưm - bán đảo mà Nga đã giành được hồi tháng 3/2014.

Theo tiết lộ của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov, trong khi Tổng thống Petro Poroshenko có ý định củng cố quân sự ở biên giới với bán đảo C-rưm thì nước này đang huấn luyện một đơn vị đặc biệt nhằm giành lại C-rưm. Theo đó, các quan chức Ukraine cảnh báo việc xâm lược bất hợp pháp sẽ bị đánh bật. 

Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov. (Ảnh RT)

"Chúng ta không có gì. Chúng ta cần một quân đội mới, một lực lượng Vệ binh Quốc gia mới, lực lượng cảnh sát mới. Đây là điều chính phủ Ukraina đang chú trọng. Chúng ta phải khôi phục lại tất cả, và khi đó, với ý chí mạnh mẽ, C-rưm sẽ là của chúng ta", Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov nói với kênh truyền hình 1+1 của Ukraine hôm 27/2.

Theo vị bộ trưởng này, trên thực tế, Kiev đang đào tạo một lực lượng đặc biệt, tách riêng với lực lượng Vệ binh quốc gia. 

"Chúng tôi đang đào tạo một số người với sự giúp đỡ của hai nhà hoạt động người Tatar ở Ukraine là Dzhemilev và Refat Chubarov. Chúng tôi đang xúc tiến một dự án chuẩn bị cho việc giành lại C-rưm", bộ trưởng Avakov nói. Tuy nhiên, ông không tiết lộ thông tin chi tiết về vấn đề này. 

Hôm 26/02, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã giao cho Bộ Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang soạn thảo đề xuất về việc củng cố biên giới giữa Ukraine và C-rưm.

"Bộ Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Ukarine được giao nhiệm vụ đệ trình các đề xuất về việc củng cố đáng kể năng lực phòng vệ của Ukraine ở vùng Kherson và dọc theo toàn bộ bờ Biển Đen", thông cáo báo chí của văn phòng tổng thống Ukraine có đoạn viết. 

 

Tổng thống Poroshenko khẳng định, mục đích chính của động thái này là nhằm đáp trả năng lực quân sự ngày càng gia tăng tại bán đảo C-rưm. 

Trong khi đó, tại C-rưm, những lời đe dọa từ phía Kiev đã tạo làn sóng chỉ trích và cảnh báo mạnh mẽ. Tuy nhiên, những lời đe dọa đó không được coi là nghiêm trọng. 

"Ông Anvakov đang thổi khói để tạo nên mối đe dọa. Không ai ở C-rưm, không người dân nào, đặc biệt là lực lượng vũ trang, lại sợ những tuyên bố ba hoa này vì một lý do đơn giản, đó là có một lực lượng mạnh mẽ, được trang bị tất cả các loại vũ khí quân sự hiện đại nhất", Sergey Menyailo, thống đốc Sevastopol nói.

Ông này cho biết thêm, tốt hơn là quân đội Ukaine nên nghĩ về việc họ sẽ phản ứng ra sao nếu phải đối mặt với quân đội Nga. 

Vị thống đốc này tin tưởng rằng, Kiev đang nỗ lực "biện minh cho chi tiêu quốc phòng ngày càng tăng ở Ukraine". 

 

Công tố trưởng C-rưm Natalya Poklonskaya cho rằng tuyên bố của ông Avakov vi phạm hiến pháp Nga. 

"Nếu họ định lập ra những trung đoàn vũ trang và những gì tương tự vậy, họ nên xem điều 208 Luật Hình sự Nga và xem hình phạt tới 15 năm tù giam. Không ai được tạo ra các lực lượng vũ trang bất hợp pháp để chiếm các lãnh thổ nước ngoài. Đó là tội phạm", công tố trưởng Natalya Poklonskaya cho hay. 

Công tố trưởng Poklonskaya tiếp tục khẳng định rằng, tốt hơn Kiev nên nên tập trung vào "các chính sách xây dựng chính trong nước", hơn là để ý đến lãnh thổ người khác. 

"Hãy để họ quan tâm đến công việc của họ, trong quyền hạn của họ, và không phạm tội chống lại công dân Nga trong quan hệ với C-rưm", bà cho biết thêm.

Cuộc đảo chính ở Ukraine ngày 22/2/2014 với kết quả là một chính quyền bao gồm đa số là các lực lượng phát xít mới và dân tộc cực đoan được người Mỹ dựng lên ở Kiev chính là “giọt nước làm tràn li” khiến người dân C-rưm phải dũng cảm bày tỏ ý nguyện thiêng liêng của mình trong một cuộc trưng cầu dân ý để được trở về tổ quốc của họ. Kết quả cuộc trưng cầu ý dân ngày 16-3-2014, theo đó 96,77% dân số C-rưm và 95,6% dân số thành phố trực thuộc trung ương Sevastopol đã bỏ phiếu tán thành được thoát khỏi thành phần Ukraine để sáp nhập về Liên bang Nga.

 

Việc C-rưm sáp nhập vào Nga là sự kiện có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng không chỉ đối với người dân vùng đất này mà còn đối với cả Xứ sở Bạch Dương. Đối với Nga, sự kiện C-rưm sáp nhập trở về tổ quốc cũng mở ra một kỷ nguyên mới sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. Đó là kỷ nguyên nước Nga lấy lại vị thế một cường quốc, dám đứng lên bảo vệ những lợi ích chính đáng của mình ngay cả khi phải đương đầu với những thách thức nghiệt ngã nhất.

Nên đọc
NM (Theo RT)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo