Môi trường

Thành tích về giảm cầu sừng tê giác ở Việt Nam nhiều nước phải học tập

Tôi nghĩ những nố lực mà Việt Nam đã làm được hết sức tuyệt vời và Việt Nam là một trong những nước đạt được nhiều kết quả tốt nhất từ các hoạt động giảm cầu sừng tê giác. Đây là một thành tích lớn mà không phải quốc gia nào cũng thực hiện được. Thành tích mà Việt Nam đạt được nhiều nước khác cẩn phải học tập.

Bà Teresa - Giám đốc Bộ phận loài hoang dã Humane Society International

Đó là nhận định của bà Teresa - Giám đốc Bộ phận loài hoang dã Humane Society International về những nỗ lực mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua về công tác tuyên truyền giảm cầu sừng tê giác.

 
Với những nỗ lực của CITES Việt Nam về việc giảm cầu sừng tê giác, bà đánh giá thế nào về những kết quả đạt được trong thời gian qua?
 
Sau một thời gian CITES Việt Nam tích cực tuyên truyền về vấn đề giảm cầu sừng tê giác, chúng tôi đã tổ chức một cuộc khảo sát ý kiến người dân với mẫu là 1000 người ở Việt Nam. Chúng tôi nhận thấy là sau một năm nhu cầu sử dụng sừng tê giác đã giảm 38%, số lượng những người tin sừng tê giác có tác dụng chữa bệnh cũng đã giảm 25% và nhiều con số đáng mừng khác.
 
Bà đánh giá như thế nào về những nỗ lực của Việt Nam trong việc giảm cầu sừng tê giác thời gian qua?
 
Tôi nghĩ những nố lực mà Việt Nam đã làm được hết sức tuyệt vời và Việt Nam là một trong những nước đạt được nhiều kết quả tốt nhất từ các hoạt động giảm cầu sừng tê giác. Đây là một thành tích lớn mà không phải quốc gia nào cũng thực hiện được. Thành tích mà Việt Nam đạt được nhiều nước khác cẩn phải học tập.
 
Theo bà sắp tới Việt Nam cần phải làm gì để tăng hiệu quả của việc giảm cầu sừng tê giác?
 
Chúng tôi cũng biết là Chính phủ Việt Nam đã có cam kết là sẽ thực hiện các hoạt động này liên tục trong vòng 2 năm tới đấy. Và chúng tôi cũng sẽ tiếp tục triển khai chiến dịch truyền thông của mình và mở rộng ra các địa phương khác, đặc biệt là TP.HCM đấy cũng là một thành phố lớn như Đà Nẵng và một số tỉnh thành khác.
 
Cơ bản các đối tượng chúng tôi đã tuyên truyền như phụ nữ, doanh nhân, học sinh, sinh viên, trẻ em … và chúng tôi sẽ tiếp tục với những đối tượng này nhưng đẩy mạnh hơn và mở rộng hơn. Vì trước đây chúng tôi mới chỉ thực hiện ở các thành phố lớn.
 
Bà đánh giá như thế nào về vai trò của công tác truyền thông đối với việc giảm cầu sừng tê giác ở Việt Nam. Và dự kiến sắp tới sắp tới ngoài việc truyền thông còn có những hình thức nào để thúc đẩy việc giảm cầu sừng tê giác ở Việt Nam ?
 
Đối với tổ chức chúng tôi thì chúng tôi nghĩ hoạt động truyền thông có vai trò hết sức quan trọng. Bà Phó đại sứ Vương quốc Anh đã nhắc tới một hoạt động khác đó là thiêu hủy các mẫu vật thu được từ việc buôn bán trái phép. Từ việc thiêu hủy các mẫu vật này sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng rằng những mẫu vật đó hoàn toàn không có giá trị gì cả. 
 
Ngoài ra chúng tôi sẽ liên tục đổi mới các hình thức truyền thông, ngoài tổ chức hổi thảo và tuyên truyền trên báo chí, chúng tôi còn tổ chức nhiều hoạt động khác như đạp xe tuyên truyền, và tổ chức các sự kiện …
 
Ngoài ra Chính phủ Việt Nam cũng đã ra một văn bản áp dụng các biện pháp xử phạt đối với những người buôn bán và sử dụng sừng tê giác. Tôi cho rằng động thái này của Chính phủ Việt Nam cũng có tác động răn đe đối với những người sử dụng sừng tê giác.
 
Như Trâm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo